So sánh chế độ trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn

Khi kinh doanh thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, đặc biệt là các khoản nợ với bên cho vay. Hiện nay tồn tại hai chế độ là trách hiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn đực áp dụng tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp.


Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn là gì?

Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn là chế độ (hình thức) chịu trách nhiệm về các tài sản và khoản nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó:

- Trách nhiệm hữu hạn: Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.

+ Cụ thể: Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh chỉ phải thanh toán các khoản nợ tối đa bằng số vốn đã góp vào công ty.

+ Loại hình doanh nghiệp đặc trưng: Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Trách nhiệm vô hạn: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp và bằng cả tài sản cá nhân của mình.

+ Cụ thể: Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ bằng số vốn góp vào doanh nghiệp. Nếu chưa thanh toán đủ, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải dùng tài sản cá nhân của mình để thanh toán.

+ Loại hình doanh nghiệp đặc trưng: Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân

trach nhiem huu han va trach nhiem vo hanTrách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn (Ảnh minh hoạ)

Ưu và nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn

Tiêu chí

Trách nhiệm hữu hạn

Trách nhiệm vô hạn

Ưu điểm

- Tài sản của công ty tách biệt với tài sản của chủ sở hữu, người góp vốn;

- Các rủi ro kinh doanh (đặc biệt là các khoản nợ…) sẽ được phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp;

Ví dụ: Chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên) không phải chịu trách nhiệm tài chính một mình mà sẽ có thêm các thành viên góp vốn;

- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và hưởng mọi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh công ty;

- Doanh nghiệp tạo được tin tưởng cho các đối tác, nhà đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc huy động vốn để phát triển kinh doanh;

- Có khả năng thu hồi được khoản vay, khoản đầu tư vào doanh nghiệp;

Nhược điểm

- Lợi nhuận sẽ được chia đều cho các thành viên góp vốn;

- Gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn: đối tác, nhà đầu tư, người góp vốn sẽ hạn chế việc góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp hoặc số tiền đầu tư sẽ ở mức thấp để hạn chế rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản;

- Người cho vay, góp vốn sẽ khó được thanh toán đầy đủ khi công ty làm ăn thua lỗ hoặc dẫn đến phá sản.

- Không có sự tách biệt giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân;

- Rất dễ xảy ra tình trạng phá sản khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản của cá nhân;

- Không có tư cách pháp nhân.

Như vậy, trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu, người góp vốn nên cân nhắc vấn đề này.

>> Chọn Doanh nghiệp tư nhân hay Công ty TNHH một thành viên?

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cần phải tuân thủ quy định gì khi treo biển quảng cáo ngoài trời?

Cần phải tuân thủ quy định gì khi treo biển quảng cáo ngoài trời?

Cần phải tuân thủ quy định gì khi treo biển quảng cáo ngoài trời?

Để treo một tấm biển quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cả về nội dung và hình thức. Bên cạnh đó, quy định về treo biển quảng cáo ngoài trời cũng bắt buộc thương nhân phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp.