Tổng hợp điểm mới Nghị định 05 so với Nghị định 08 về bảo vệ môi trường

Ngày 6/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Dưới đây là tổng hợp điểm mới Nghị định 05 so với Nghị định 08 về bảo vệ môi trường.

1. Sửa đổi quy định về tham vấn trong đánh giá tác động môi trường

Khoản 8 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP (sửa đổi Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) đã bổ sung hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, ngoài họp lấy ý kiến theo quy định tại ĐIều 26 Nghị định 08, chủ dự án đầu tư được tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản:

- Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

- Chủ dự án đầu tư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã gửi giấy mời tới toàn bộ cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp để tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến.

Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân không tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến thì phải lấy ý kiến bằng văn bản thông qua hình thức gửi phiếu lấy ý kiến.

- Số lượng người tham dự họp lấy ý kiến và đã được tham vấn thông qua hình thức gửi phiếu lấy ý kiến phải đảm bảo từ hai phần ba trở lên trên tổng số người chịu tác động trực tiếp.

Như vậy, chủ dự án đầu tư được tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nếu cộng đồng dân cư, cá nhân không tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến.

Tổng hợp điểm mới Nghị định 05 so với Nghị định 08 về bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa)

2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến cấp giấy phép môi trường

2.1. Bổ sung hướng dẫn về nộp hồ sơ đề nghị và nộp phí thẩm định

Theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP đã bổ sung hướng dẫn về nộp hồ sơ đề nghị và nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường trong một số trường hợp, cụ thể:

- Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc cơ quan cấp trên trong các trường hợp sau:

  • Dự án đầu tư, cơ sở có cùng địa điểm hoạt động, cùng chủ đầu tư và có các quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  • Gồ sơ về môi trường khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau phê duyệt.

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở có địa điểm hoạt động liền kề nhau, cùng chủ đầu tư, cùng chung hệ thống xử lý nước thải hoặc khí thải thì được xem xét tích hợp trong một giấy phép môi trường.

- Trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có nhu cầu chia tách dự án phải thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường.

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần theo quy định chia tách thành nhiều dự án, cơ sở thì chủ dự án, cơ sở được kế thừa nội dung giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần đã được cấp trong thời hạn của giấy phép.

Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày chia tách theo quy định của pháp luật, chủ dự án, cơ sở sau chia tách phải lập hồ sơ cấp đổi giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật.

Dự án, cơ sở sau chia tách thực hiện thủ tục cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại hoặc thực hiện đăng ký môi trường theo quy định trước khi giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần đã cấp hết hiệu lực.

Theo đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi theo hướng dẫn phía trên.

2.2. Ấn định thời hạn phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) đã bổ sung quy định về thời hạn phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Như vậy, trường hợp cơ quan cấp giấy phép môi trường có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, chủ dự án đầu tư, cơ sở hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trong thời hạn quy định nếu không muốn phải thực hiện lại từ đầu đối với thủ tục này.

- Trong thời hạn tối đa 12 tháng, kể từ ngày có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và gửi cơ quan cấp phép.

- Trường hợp giấy phép môi trường đã được cấp có thời hạn còn lại dưới 12 tháng, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan cấp phép để được cấp giấy phép môi trường trước khi giấy phép môi trường đã được cấp hết hiệu lực.

-  Sau thời hạn này, việc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường.

2.3. Kéo dài thời hạn cấp giấy phép môi trường:

- Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an: Thời hạn 20 ngày.

- Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thời hạn 15 ngày.

trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thời hạn 10 ngày.

- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình: Thời hạn 20 ngày.

3. Thêm trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện điều chỉnh giấy phép môi trường

Tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 05 đã bổ sung thêm một số trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện điều chỉnh giấy phép môi trường. Theo đó, kể từ ngày 6/01/2025, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh giấy phép môi trường nếu thuộc các trường hợp sau:

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất và dẫn đến thay đổi nội dung cấp phép, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II.

- Thay đổi khác như đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 30.

Tổng hợp điểm mới Nghị định 05 so với Nghị định 08 về bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa)

4. Bổ sung thêm yêu cầu về quản lý nước thải:

Tại khoản 24 Điều 1 Nghị định 05 đã bổ sung thêm một số yêu cầu về quản lý nước thải hiện đang được quy định tại Điều 57 Nghị định 08, cụ thể:

- Hệ thống xử lý nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP có lưu lượng xả thải ra môi trường từ 50 m3/ngày trở lên phải có:

  • Công tơ điện độc lập
  • Đồng hồ đo lưu lượng đầu ra

  • Nhật ký vận hành xử lý
Các tài liệu trên phải ghi chép đầy đủ các nội dung: Lưu lượng đầu ra, các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượng điện tiêu thụ; loại và lượng hóa chất sử dụng.

Lưu ý: Nhật ký vận hành viết bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm.

- Các cơ sở không thuộc quy định nêu trên có phát sinh nước thải xả thải ra môi trường phải có đồng hồ đo lưu lượng đầu ra; khuyến khích thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải như trên.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hàng hóa nguy hiểm là gì? Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Trong lĩnh vực vận tải và logistics, việc xử lý hàng hóa nguy hiểm luôn đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt. Vậy hàng hóa nguy hiểm là gì ? Chúng được phân loại như thế nào để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.