Thủ tục thành lập công ty chứng khoán mới nhất

Chứng khoán đang ngày càng trở nên hấp dẫn và có sức hút mạnh mẽ với với đầu tư, đây cũng là lý do mà hiện nay các công ty chứng khoán “mọc” lên ngày càng nhiều tuy nhiên không phải công ty nào cũng thành lập và hoạt động đúng theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ làm rõ quy trình, thủ tục thành lập công ty chứng khoán.

1. Các hình thức kinh doanh của công ty chứng khoán

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán là tài sản gồm các loại sau:

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

- Chứng khoán phái sinh;

- Các loại chứng khoán khác.

Đồng thời, cũng tại khoản 28 Điều 4 của Luật này quy định 07 hình thức kinh doanh chứng khoán, trong đó công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

- Môi giới chứng khoán: Trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

- Tự doanh chứng khoán: Công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: Cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích, đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.

Lưu ý:

- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

thu tuc thanh lap cong ty chung khoan
Thủ tục thành lập công ty chứng khoán mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

Tại khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán 2019 đã nêu rõ, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo đó, khi thành lập công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 74 Luật Chứng khoán 2019):

- Điều kiện về vốn: Việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam và đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, cụ thể:

+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;

+ Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.

- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn:

+ Trường hợp là cá nhân: Không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam;

+ Trường hợp là tổ chức: Phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;

Lưu ý, cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác.

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng phù hợp.

- Điều kiện về nhân sự:

Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật.

- Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định.

3. Hồ sơ cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán

Căn cứ theo Điều 176 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các giấy tờ:

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

- Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng.

- Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

-  Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.

- Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Dự thảo Điều lệ công ty.

- Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong ba năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro.

4. Các bước thành lập công ty chứng khoán

Trình tự, thủ tục thành lập công ty chứng khoán được thực hiện theo các bước sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập công ty chứng khoán được gửi tới bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).

Cần lưu ý:

- Trường hợp sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ đã gửi trước đó cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

- Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền đề nghị người đại diện cổ đông, thành viên sáng lập hoặc người dự kiến làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.

Bước 02: Kiểm tra hồ sơ

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu phát hiện thấy hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc còn vấn đề chưa rõ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ gửi yêu cầu bằng văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu, các cổ đông, thành viên sáng lập thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán phải hoàn thiện bộ hồ sơ.

Sau thời hạn này, nếu hồ sơ không được bổ sung và hoàn thiện đầy đủ thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Bước 03: Hoàn tất cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản đề nghị hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp.

Cổ đông, thành viên góp vốn được trích phần vốn góp để đầu tư cơ sở vật chất, phần vốn góp còn lại phải được phong tỏa trên tài khoản của ngân hàng thương mại theo chỉ định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, phần vốn này sẽ được giải tỏa, chuyển vào tài khoản của công ty.

Lưu ý:

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà mà các cổ đông, thành viên góp vốn không hoàn thiện cơ sở vật chất, không phong tỏa đủ vốn điều lệ và không bổ sung đầy đủ nhân sự thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp phép.

Bước 04: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là chi tiết thủ tục thành lập công ty chứng khoán. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ.

>> Chứng khoán là gì? Những điều cơ bản cần biết trước khi đầu tư

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể là một phương án được nhiều chủ sở hữu lựa chọn để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp khi mà kết quả kinh doanh không hiệu quả. Vậy để giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên thì cần tiến hành những công việc gì?