Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần cần chuẩn bị những giấy tờ gì, trình tự thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để được hướng dẫn cụ thể.

1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ sau:

- Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (theo mẫu tại Phụ lục II-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT): Người đại diện theo pháp luật ký.

- Bản sao Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh công ty: Chủ tọa, thư ký ký tên vào vị trí ghi tên; đóng dấu vào chữ ký chủ tọa; đóng dấu treo vào góc trái trang 1 của Biên bản, không đóng dấu giáp lai;

- Bản sao Nghị quyết, Quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị ký tên, đóng dấu vào vị trí ký tên, không đóng dấu giáp lai;

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty cổ phần: Ký tên vào vị trí ghi tên, đóng dấu vào vị trí ký tên, không đóng dấu giáp lai);

- Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh

- Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty cổ phần: Người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu vào vị trí ký tên.

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty cổ phần.

Lưu ý: Việc đóng dấu trong giấy thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, nghị quyết, quyết định, biên bản họp về việc đăng ký hoạt động chi nhánh là không bắt buộc.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần (Ảnh minh họa)

2. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Tùy theo hình thức nộp hồ sơ các bước thành lập chi nhánh công ty cổ phần sẽ có những khác biệt nhất định. Cụ thể:

2.1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Lệ phí: 50.000 đồng/lần (Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

2.2. Trường hợp đăng ký qua mạng sử dụng chữ ký số công cộng

Bước 1: Người nộp hồ sơ kê khai thông tin theo quy định, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Lệ phí: Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (khoản 3 Điều 5 Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

2.3. Trường hợp đăng ký qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Cách này được thực hiện phổ biến và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Bước 1: Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, đính kèm các giấy tờ trong hồ sơ và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Lệ phí: Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (khoản 3 Điều 5 Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

Trên đây là hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 0938.36.1919 để được hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.