Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh

Trong trường hợp hoạt động kém hiệu quả hoặc doanh nghiệp muốn cắt giảm chi phí, chi nhánh có thể tạm ngừng hoạt động. Dưới đây hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh.


Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp, chi nhánnh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, tạm ngừng kinh doanh cũng được áp dụng cho cả chi nhánh. Tuy nhiên, vì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ là chủ thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh.

Lưu ý: Chi nhánh có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần, thủ tục các lần tạm ngừng kinh doanh đều như nhau.

Bên cạnh đó, trường hợp chi nhánh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Hướng dẫn tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh (Ảnh minh hoạ)

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh

Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh bao gồm:

1. Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo Phụ lục II - 19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;

2. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của HĐTV đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, của HĐQT đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty tTNHH một thành viên.

3. Trường hợp uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục thì phải nộp những giấy tờ sau:

- Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Nơi nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

- Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

- Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn (Đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải nộp hồ sơ theo hình thức này).

Thời gian giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Lệ phí giải quyết

Miễn lệ phí.

Xem chi tiếtThủ tục tạm ngừng hộ kinh doanh 2021 thực hiện thế nào?

Bên cạnh đó, trường hợp chi nhánh tiếp tục kinh doanh khi chưa hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh như đã thông báo thì cũng phải nộp hồ sơ thông báo kinh doanh trở lại theo thủ tục như trên.

Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> "Bết bát" vì Covid 19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.