Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Nghị định số 92/2024/NĐ-CP

Nghị định 92/2024/NĐ-CP ngày 18/07/2024 của Chính phủ đã hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều 44 Luật Hợp tác xã năm 2023 đã quy định, chủ thể để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

  • Có hồ sơ đăng ký hợp lệ;

  • Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần tuân thủ đúng quy định tại Điều 15 Nghị định 92/2024/NĐ-CP;

  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 34 Nghị định 92/2024/NĐ-CP đã hướng dẫn hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2023.

Theo đó, để đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập;

Cần lưu ý sử dụng mẫu Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo Mẫu II-1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT.

  • Điều lệ;

  • Nghị quyết hội nghị thành lập;

  • Danh sách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;

  • Danh sách, số định danh cá nhân của người đại diện theo pháp luật là người Việt Nam; danh sách, bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài;

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài);

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tham gia thành lập bởi cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung trong các thành phần hồ sơ nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.

Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Nghị định số 92/2024/NĐ-CP
Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Nghị định số 92/2024/NĐ-CP
(Ảnh minh họa)

3. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Căn cứ Điều 34 Nghị định 92/2024/NĐ-CP và Điều 41, Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2023, việc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Phần 2 nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký theo quy định như sau:

(i) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính.

(ii) Phương thức nộp hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

- Bằng bản giấy nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Bằng bản giấy qua dịch vụ bưu chính;

- Qua hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Giải quyết và nhận kết quả

Thời gian trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ.

Trong đó:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Trên đây là các nội dung liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Nghị định 92/2024/NĐ-CP.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản. Cùng theo dõi cụ thể tổng hợp điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản dưới đây.

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Đầu tư vào Việt Nam - Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

KENFOX IP & Law Office cung cấp các thông tin hữu ích dưới đây để giúp các nhà đầu tư Trung Quốc hiểu rõ về thị trường, hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh tại Việt Nam để tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó hiệu quả với những thách thức có thể phát sinh trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, Nhà nước đã quy định về việc yêu cầu người sử dụng lao động cần phải tự đối chiếu, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động tại chính doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động theo đúng quy định.