Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp quan trọng giúp chủ sở hữu có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu? Làm sao để được cấp Văn bằng bảo hộ nhanh?

1. Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?

Để trả lời cho câu hỏi Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu thì trước tiên, cần căn cứ vào quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 về thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:

1.1. Thẩm định về hình thức

Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;

Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

1.2. Công bố đơn hợp lệ

Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.

Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.

1.3. Thẩm định về nội dung

Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;

Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 - 24 tháng bởi các lý khách quan như:

- Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.

- Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.

Trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 24 tháng (Ảnh minh họa)

2. Chuẩn bị gì trước khi đăng ký nhãn hiệu để được cấp Văn bằng bảo hộ nhanh?

Để nhanh chóng được cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ để tránh phải sửa đổi, bổ sung và tra cứu trước nhãn hiệu để tránh bị trùng lặp.

2.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản).

- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.2. Tiến hành tra cứu nhãn hiệu

Sau khi thiết kế xong nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức phải tiến hành ngay việc tra cứu nhãn hiệu.

Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc với người nộp đơn mà là một buớc trong giai đoạn thẩm định về nội dung của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ giúp chủ đơn chắc chắn hơn khi xin cấp Văn bằng bảo hộ.

Cách thức tra cứu nhãn hiệu như sau:

- Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu

- Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao

Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong trường hợp chủ đơn không thể tự tra cứu.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?

Nếu có nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng gọi 0938.36.1919 để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.