​Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?

Là thành viên chủ sở hữu chung của công ty hợp danh nhưng liệu thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân nữa hay không?

​Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?
​Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân? (Ảnh minh họa)

Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người khi cùng một lúc muốn đảm nhận vai trò ở hai vị trí song song ở 2 doanh nghiệp.

Vai trò của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (theo Điều 172 Luật Doanh nghiệp).

Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ.

Mặt khác, các thành viên hơp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình bao gồm tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự.

Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 183 Luật Doanh nghiệp).

Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một danh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Đặc điểm chung của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh là đều phải chịu trách nhiệm vô hạn vể các nghĩa vụ công ty.

Vì vậy, nếu vừa đảm nhận vai trò làm chủ doanh nghiệp tư nhân vừa là thành viên hợp danh ở một công ty khác có thể sẽ gặp phải khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ ở 2 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thành viên hợp danh có thể được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác khi các thành viên hợp danh còn lại nhất trí (Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014)

Như vậy, thành viên hợp danh vẫn có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng phải nhận được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Xem thêm:

Quy trình thành lập công ty hợp danh

So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần

Thủ tục góp vốn vào công ty hợp danh

Ngọc Thúy

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.