Xử lý thế nào khi thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động?

Một số doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động hay được gọi là các “công ty ma”. Các công ty này sẽ bị xử lý nhằm hạn chế những rủi ro cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến họ.


Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan không quy định rõ doanh nghiệp sau khi thành lập phải đi vào hoạt động luôn.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;

- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Như vậy, doanh nghiệp có thể không hoạt động nhưng sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp trên, trong đó lưu lưu ý trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu trong vòng 01 năm không hoạt động và không thông báo với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngoài việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn bị xử phạt hành chính do không làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh, cụ thể:

Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với các trường hợp sau:

- Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh:

- Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

(Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

thanh lap cong ty nhung khong hoat dongThành lập công ty nhưng không hoạt động (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý về thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Xem chi tiết: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

Như vậy, thành lập doanh nghiệp những không hoạt động sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu trong vòng 01 năm không thông báo tạm ngừng kinh doanh. Nếu có thắc mắc đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Giải đáp 10 thắc mắc khi làm thủ tục thành lập công ty 2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?