Thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin

Lựa chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng nhiều. Để kinh doanh trong lĩnh vực này, trước hết cần nắm rõ thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin nếu muốn tự mình thực hiện.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, công ty công nghệ thông tin có thể đăng ký các ngành nghề phù hợp khi thành lập doanh nghiệp như sau:

TT

Ngành nghề

Mã số
(Ngành kinh tế cấp bốn)

1

Xuất bản phần mềm.

Chi tiết:

- Xuất bản các phần mềm làm sẵn (không định dạng) như: Hệ thống điều hành; kinh doanh và các ứng dụng khác; chương trình trò chơi máy vi tính.

- Xuất bản và phát hành các trò chơi điện tử trực tuyến.

5820

2

Hoạt động viễn thông có dây.

6110

3

Hoạt động viễn thông không dây.

6120

4

Hoạt động viễn thông khác.

6190

5

Lập trình máy vi tính.

Chi tiết:

- Hoạt động viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng.

- Lập trình các phần mềm nhúng.

6201

6

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính.

6202

7

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.

6209

8

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan.

6311

9

Cổng thông tin.

Chi tiết:

- Hoạt động điều hành các website sử dụng công cụ tìm kiếm để tạo lập và duy trì các cơ sở dữ liệu lớn các địa chỉ internet và nội dung theo một định dạng có thể tìm kiếm một cách dễ dàng.

- Hoạt động điều hành các website khác hoạt động như các cổng internet, như các trang báo chí, phương tiện truyền thông trực tuyến cung cấp các nội dung thông tin được cập nhật định kỳ.

6312

10

Hoạt động thông tấn.

Chi tiết:

Hoạt động cung cấp tin tức, phim ảnh cho các hãng truyền thông của các hãng thông tấn và các tổ chức cung cấp bài báo.

6391

11

Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu.

Chi tiết:

- Các dịch vụ thông tin qua điện thoại;

- Các dịch vụ tìm kiếm thông tin thông qua hợp đồng hay trên cơ sở phí;

- Các dịch vụ cắt xén thông tin, báo chí, v.v...

6399

12

Quảng cáo.

7310

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.

Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.


Đăng ký thành lập công ty công nghệ thông tin

Tổ chức, cá nhân cần phải lựa chọn loại hình công ty phù hợp với điều kiện sản xuất và hoạt động kinh doanh của mình để tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ

- Hồ sơ thành lập công ty cổ phần;

- Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên;

- Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên;

- Hồ sơ thành lập công ty hợp danh;

- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.

2. Trình tự thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

* Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

* Lệ phí giải quyết:

- 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

Lưu ý: Doanh nghiệp công nghệ thông tin khi hoạt động được hưởng một số chính sách ưu đãi về thuế như sau:

- Hưởng thuế suất ưu đãi và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Miễn thuế nhập khẩu;

Xem chi tiết tại: Nhiều ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp công nghệ thông tin

Thanh lap cong ty cong nghe thong tinThành lập công ty công nghệ thông tin (Ảnh minh hoạ)

Đăng ký sản phẩm sở hữu trí tuệ

Trong quá trình hoạt động nhiều sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ thông tin là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để được pháp luật bảo hộ cho những đối tượng này, doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ cho sản phẩm công nghệ thông tin do mình tạo ra theo 02 cách thức:

* Đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả: Đối với sản phẩm là chương trình máy, sưu tập dữ liệu.

* Đăng ký sáng chế hoặc giải pháp hữu ích tại cục Sở hữu trí tuệ: Đối với giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

Như vậy, quy trình thành lập công ty công nghệ thông tin không quá phức tạp. Điều quan trọng đối với doanh nghiệp là phải lựa chọn được ngành nghề kinh doanh và loại hình công ty phù hợp.

>> 5 mẫu Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Nghị định 122

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?