Điều kiện, thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh

Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đang là ngành, nghề có tiềm năng do nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Việc thành lập công ty chuyển phát nhanh là bước đầu tiên để các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực này.

Hiểu đơn giản, chuyển phát nhanh là hình thức chuyển phát thông thường tuy nhiên có sự bảo đảm về thời gian vận chuyển đến tay người nhận.

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Bưu chính 2010, dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.

Như vậy, dịch vụ chuyển phát nhanh theo ngôn ngữ pháp lý chính là dịch vụ bưu chính.


Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh

Theo Điều 21 Luật Bưu chính 2010, điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính như sau:

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;

- Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép, cụ thể:

+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ VNĐ;

+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 VNĐ;

- Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;

- Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

Như vậy để được hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, cá nhân tổ chức phải thực hiện theo trình tự các bước như sau:

- Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhanh;

- Bước 2: Đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính.


Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào quy mô và định hướng kinh doanh, các cở sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh có thể lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đều có quy mô vừa và lớn nên việc thành lập doanh nghiệp là phù hợp hơn.

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg là:

- Bưu chính: 5310

- Chuyển phát: 5320

Loại hình

Xem chi tiết

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Link

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Link

Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Link

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Link

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Link

thu tuc thanh lap cong ty chuyen phat nhanhThủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh (Ảnh minh hoạ)

Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh

Hồ sơ xin cấp Giấy phép bưu chính

Theo Điều 6 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính bao gồm:

"a) Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

d) Phương án kinh doanh;

e) Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

f) Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

g) Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

h) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

i) Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

k) Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

l) Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này."

Trình tự, thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh

Theo Nghị định 47/2011/NĐ-CP, quy trình xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu chính đến các cơ quan sau:

- Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh;

- Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

* Số lượng hồ sơ: 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.

* Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

* Phí giải quyết:

- Phạm vi liên tỉnh: 21,5 triệu đồng

- Phạm vi quốc tế:

+ Quốc tế chiều đến: 29,5 triệu đồng

+ Quốc tế chiều đi: 34,5 triệu đồng

+ Quốc tế hai chiều: 39,5 triệu đồng

(theo Thông tư 25/2020/TT-BTC)

Như vậy, thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh không quá khó nhưng điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh là tương đối phức tạp. Mức phí giải quyết đối với loại giấy phép này cũng khá cao do đặc thù của ngành, nghề này là có quy mô lớn.

>> Năm 2021, thủ tục xin giấy phép mở nhà nghỉ cần những gì?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.