Thành lập công ty bảo hiểm: Điều kiện, thủ tục mới nhất

Bảo hiểm là một trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Vậy, cụ thể thành lập công ty bảo hiểm cần điều kiện gì, cùng tham khảo bài viết sau.

1. Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm

Để thành lập công ty bảo hiểm cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 64, 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể:

1.1. Điều kiện về hình thức hoạt động

Phải thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

1.2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập

- Phải là tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp;

- Phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp.

Trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính sau:

  • Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;

  • Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;

  • Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam.

  • Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó.

  • Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.

1.2.1. Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH

Đối với tổ chức nước ngoài:

- Là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài;

- Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;

- Lĩnh vực dự kiến đề nghị cấp giấy phép thực hiện tại Việt Nam là lĩnh vực mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện tối thiểu trong 07 năm liên tục gần nhất;

- Có tổng tài sản không thấp hơn 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

- Cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam; bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm này thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định của Luật này;

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đáp ứng điều kiện trên có thể ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam.

Công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài phải có tổng tài sản không thấp hơn 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Đối với tổ chức Việt Nam

Có tổng tài sản không thấp hơn 2.000 tỷ Đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

1.2.2. Điều kiện về cơ cấu cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần

- Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau:

  • Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên.

  • Điều kiện quy định tại Điều 65 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

- Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ.

1.3. Điều kiện về vốn

- Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam, không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

- Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;

  • Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;

  • Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.

- Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh), bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh), bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.

- Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.

- Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày 01/7/2023 có số vốn điều lệ thấp hơn mức nêu trên thì trước ngày 01/01/2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.

1.4. Điều kiện về nhân sự

1.4.1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung

- Có quyền quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp;

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.

1.4.2. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên

- Các điều kiện, tiêu chuẩn chung nêu trên;

- Có bằng đại học trở lên;

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên có ít nhất 05 năm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng/có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, điều hành, kiểm soát tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên có ít nhất 03 năm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng/có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, điều hành, kiểm soát tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

1.4.3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật:

- Các điều kiện, tiêu chuẩn chung nêu trên;

- Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp;

- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

1.4.4. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý khác không thuộc 02 trường hợp trên

- Các điều kiện, tiêu chuẩn chung nêu trên;

- Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép triển khai do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp;

- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm. Riêng đối với các trưởng bộ phận nghiệp vụ, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm;

- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

Căn cứ theo Điều 12, Điều 13, Điều 16 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty bảo hiểm như sau:

Chi tiết hồ sơ, thủ tục thành lập công ty bảo hiểm (Ảnh minh họa)

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chuẩn bị hồ sơ.

* Đối với công ty TNHH

Stt

Giấy tờ, tài liệu

1

Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này

2

Dự thảo Điều lệ công ty

3

Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép (nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm)

4

Bản sao thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu/giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm

5

Danh sách thành viên góp vốn và các giấy tờ kèm theo:

  • Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;
  • Bản sao Điều lệ công ty;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
  • Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
  • Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam thì phải cung cấp thêm bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty con đó trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài và công ty con của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài phải có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;
  • Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam);
  • Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam; bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm này thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
  • Tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tham gia góp vốn có tổng tài sản không thấp hơn 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động

6

Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi gồm các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (trường hợp có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam (nếu có), tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập

7

Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều 35 Nghị định này. Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn của từng thành viên, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa

8

Biên bản họp của các thành viên góp vốn (đối với hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) về việc:

  • Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm, kèm theo danh sách các thành viên góp vốn;
  • Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

9

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài góp vốn đặt trụ sở chính xác nhận:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn, tài chính, bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính;
  • Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

10

Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này.

11

Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo Điều 11 Nghị định này và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm

12

Văn bản chứng minh tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu

13

Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt các thành viên góp vốn để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép

* Đối với công ty cổ phần

Stt

Giấy tờ, tài liệu

1

Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này

2

Dự thảo Điều lệ công ty

3

Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép (nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm)

4

Bản sao thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu/giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm

5

Hồ sơ của cổ đông góp vốn thành lập là cá nhân:

  • Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định;
  • Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

6

Hồ sơ của cổ đông góp từ 10% vốn điều lệ trở lên là tổ chức:

  • Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;
  • Bản sao Điều lệ công ty;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
  • Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
  • Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
  • Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam thì phải cung cấp thêm bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty con đó trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài và công ty con của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài phải có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;
  • Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam);
  • Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam; bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm này thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
  • Tài liệu chứng minh tổ chức này tham gia góp vốn đáp ứng quy định tại Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm

7

Hồ sơ của cổ đông góp vốn dưới 10% vốn điều lệ là tổ chức:

  • Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;
  • Bản sao Điều lệ công ty;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
  • Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
  • Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

8

Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi gồm các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (trường hợp có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam (nếu có), tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập.

9

Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu.

Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn của từng cổ đông, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa.

10

Biên bản họp của các cổ đông về việc:

  • Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần tái bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông và cổ đông sáng lập;
  • Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

11

Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

12

Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này

13

Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt các thành viên góp vốn để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép

14

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài góp vốn đặt trụ sở chính xác nhận:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp, tập đoàn đặt trụ sở chính;
  • Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

15

Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo khoản 1 Điều 11 Nghị định này và Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm

16

Văn bản chứng minh tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này


Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tới Bộ Tài chính theo 01 trong các cách:

- Trực tiếp tại Bộ Tài chính; hoặc

- Gửi qua đường bưu điện; hoặc

- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do (chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn/doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định/tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu đề nghị cấp Giấy phép.

Trên đây là toàn bộ quy định về thành lập công ty bảo hiểm, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 0938.36.1919 để được giải đáp kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.