Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường theo nhu cầu của công ty hoặc theo yêu cầu triệu tập của một số cá nhân, cơ quan khác trong công ty.

Chu kỳ họp đại hội đồng cổ đông

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần và họp trong thời hạn 04 (bốn) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Tuy nhiên, theo đề nghị của hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 (sáu) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông có thể tổ chức các cuộc họp bất thường tùy theo tình hình thực tế của công ty.

Địa điểm tổ chức cuộc họp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp. (Khoản 1, khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014).

Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của đại hội đồng cổ đông

Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của đại hội đồng cổ đông (Ảnh minh họa)

Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Chính vì vậy, hội đồng quản trị có quyền và phải triệu tập cuộc họp bất thường đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây (Khoản 4 Điều 136):

- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

- Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

- Theo yêu cầu của cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Theo yêu cầu của nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty cổ phần.

Ban Kiểm soát có quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát là cơ quan quan trọng trong công ty cổ phần với nhiệm vụ giám sát đội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

Vì lẽ đó, ban Kiểm soát có quyền và phải triệu tập họp đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội đồng quản trị không triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông theo thẩm quyền trong các trường hợp sau đây (Khoản 5 Điều 136):

- Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Theo yêu cầu của ban kiểm soát.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông

Trong trường hợp ban kiểm soát không triệu tập họp dại hội đồng cổ đông theo quy định trên thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này (Khoản 6 Điều 136Luật Doanh nghiệp 2014).

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.