Tên doanh nghiệp và tên thương mại: Cách phân biệt để không bị nhầm

Các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải lựa chọn tên doanh nghiệp, tuy nhiên khi hoạt động lại được biết đến với tên thương mại. Cần phải phân biệt tên doanh nghiệp và tên thương mại để không bị nhầm lẫn.


Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp

Tiêu chí

Tên doanh nghiệp

Tên thương mại

Luật điều chỉnh

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.

Thành tố

Bao gồm 02 thành tố:

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên…;

- Tên riêng.

- Không được quy định cụ thể;

- Phải chứa thành phần tên riêng.

Chức năng

- Để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh;

- Là tên để sử dụng trong các giao dịch, các hoạt động pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

- Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Lưu ý: Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Căn cứ xác lập

- Được xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh;

- Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Được công nhận thông qua việc sử dụng hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.

Phạm vi bảo hộ

Được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc.

Được bảo hộ trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh nhất định.

Điều kiện bảo hộ

- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác (theo Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP);

- Được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận.

Phải có khả năng phân biệt, cụ thể:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Ví dụ

- Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HT;

- Công ty TNHH Cộng Cà Phê.

- Công ty HT;

- Cộng Cà Phê.

Tên doanh nghiệp và tên thương mại (Ảnh minh hoạ)

Một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp là một nội dung thể hiện trong Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trước khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần phải lựa chọn tên doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 17, 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp như sau:

Không được đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, tên trùng và tên nhầm lẫn bao gồm các trường hợp sau:

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Xem chi tiết: Các trường hợp tên trùng và gây nhầm lẫn khi đặt tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt

- Mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp.

- Tên viết tắt doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp

Để kiểm tra tên công ty dự định đặt có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký hay không thì phải căn cứ vào phần tên riêng của công ty. Việc kiểm tra tên công ty được thực hiện tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem chi tiết: Cách kiểm tra tên công ty tránh đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn

Lưu ý: Việc tra cứu tên doanh nghiệp không phải bắt buộc, tuy nhiên đây là thao tác để chắc chắn rằng tên doanh nghiệp không bị trùng hoặc nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tóm lại, tên doanh nghiệp và tên thương mại là hoàn toàn khác nhau. Tên doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch và hoạt động pháp lý doanh nghiệp, còn tên thương mại là tên gọi trong hoạt động kinh doanh và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Nếu có vướng mắc khi thực hiện việc đặt tên doanh nghiệp hoặc các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thủ tục đổi tên công ty - Tất cả những điều cần biết

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.