Tên cửa hàng và tên đăng ký hộ kinh doanh có phải là một?

Hộ kinh doanh đều phải có một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh. Tại các địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh thường treo biển hiệu có chưa tên cửa hàng. Vậy tên cửa hàng là gì? Tên cửa hàng và tên đăng ký hộ kinh doanh có phải là một.


Tên cửa hàng là gì?

“Tên cửa hàng” không được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp và các văn bản luật chuyên ngành khác.

Tên cửa hàng là tên gọi khác của các tổ chức kinh tế phải đăng ký kinh doanh bao gồm: hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và cả những cá nhân không phải đăng ký kinh doanh.

Tên cửa hàng được chính cơ sở kinh doanh, khách hàng sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh. Mục đích của việc đặt tên cửa hàng là để xây dựng thương hiệu và nhận biết, phân biệt cửa hàng này với cửa hàng khác.

Tên cửa hàng được ghi trên các phương tiện quảng cáo. Theo khoản 4 Điều 17 Luật Quảng cáo 2012, một trong những phương tiện để quảng cáo là: Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo. Hộ kinh doanh có thể ghi tên cửa hàng trên các phương tiện quảng cáo nêu trên.

Lưu ý: Việc đặt tên cửa hàng như thế nào là tuỳ sự lựa và quyết định của chủ hộ kinh doanh.

Ví dụ: Tiệm tạp hoá An Bình, Quán cơm 24h…

Tên cửa hàng và tên đăng ký hộ kinh doanh có phải là một?Phân biệt tên cửa hàng và tên hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Tên cửa hàng có khác gì tên đăng ký hộ kinh doanh?

Khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên hộ kinh doanh như sau:

"1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu."

Theo đó, tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ Hộ kinh doanh.

Như vậy, tên hộ kinh doanh và tên cửa hàng hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

- Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm cụm từ Hộ kinh doanh và tên riêng hộ kinh doanh, còn tên cửa hàng do chủ hộ kinh doanh tự lựa chọn;

- Tên hộ kinh doanh phải đăng ký và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn tên cửa hàng không cần phải đăng ký.


Khi treo biển hiệu, nên để tên cửa hàng hay tên đăng ký hộ kinh doanh?

Để cơ sở kinh doanh dễ được người dùng nhận biết và ghi nhớ, khi treo biển hiệu, chủ hộ kinh doanh nên ghi tên cửa hàng.

Khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:

“1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Địa chỉ, điện thoại.”

Theo quy định trên, khi treo biển hiệu, phải thể hiện tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có) và tên cơ sở, sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là phải thể hiện tên đăng ký hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, hộ kinh doanh hoàn toàn có thể ghi cả tên cửa hàng vào biển hiệu, miễn là biển hiểu có đầy đủ những nội dung như trên. Để người dùng dễ nhận diện, tên cửa hàng sẽ được thiết kế sao cho có kích thước lớn nhất.

Tóm lại, ngoài việc đăng ký tên hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh, mỗi hộ kinh doanh còn có thể có thêm tên cửa hàng. Tên cửa hàng do hộ kinh doanh tự đặt theo ý thích, với mục đích là giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.

>> Cách đặt tên hộ kinh doanh? Có được uỷ quyền đứng tên chủ hộ kinh doanh?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế, BHXH?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế, BHXH?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế, BHXH?

Trên thực tế, trong nhiều giai đoạn khó khăn, làm ăn thua lỗ, không đủ chi phí trang trải để hoạt động nên buộc doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, khi tạm ngừng kinh doanh, nghĩa vụ về các khoản nợ của doanh nghiệp được xử lý thế nào? Doanh nghiệp có phải đóng thuế, BHXH không?