Tất tần tật điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không

Kinh doanh vận tải hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi. Để kinh doanh vận tải hàng không, thương nhân phải đáp ứng điều kiện luật định.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không

- Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.

- Đáp ứng các điều kiện về: phương án bảo đảm có tàu bay khai thác; tổ chức bộ máy; vốn; phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm (được nêu dưới đây).

- Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Các quy định này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.

Tất tần tật điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không (Ảnh minh họa)


Điều kiện về vốn

- Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

+ Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

+ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

+ Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

- Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

+ Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;

+ Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

- Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.

Doanh nghiệp gửi đề xuất chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đến Cục Hàng không Việt Nam, trong đó bao gồm: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, số cổ phần, phần vốn góp chuyển nhượng; phương án phát triển đội tàu bay, phương án kinh doanh, chiến lược phát triển nêu tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định 92/2016/NĐ-CP (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của doanh nghiệp, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Điều kiện về phương án kinh doanh và chiến lược phát triển

- Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

+ Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường;

+ Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường;

+ Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không xây dựng, báo cáo và thực hiện các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm trên cơ sở các nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải;

+ Bảo đảm phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực đảm bảo năng lực khai thác, bảo dưỡng tàu bay của hãng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Nhà chức trách hàng không; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

+ Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không; sự phát triển hài hòa giữa các loại hình dịch vụ vận chuyển hàng không.

Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác

- Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:

+ Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;

+ Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);

+ Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay;

+ Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.

- Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:

+ Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

+ Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

+ Các loại tàu bay còn lại: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.

- Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung; số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ hai chiếm không quá 30% đội tàu bay.

- Có các chủng loại tàu bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.

Điều kiện về tổ chức bộ máy

- Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; hệ thống thanh toán tài chính.

- Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải là công dân Việt Nam.

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành gồm:

+ Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

+ Kế toán trưởng;

+ Người phụ trách các lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay; khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm; tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không 

1. Tờ khai đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP);

2. Bản chính văn bản xác nhận vốn;

3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, Hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định 92/2016/NĐ-CP;

5. Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay (Tham khảo mẫu Hợp đồng thuê tài sản);

6. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam sau khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên .

>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức mới nhất

Tuấn Vũ

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới đầy đủ nhất

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới đầy đủ nhất

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới đầy đủ nhất

Kiểm định xe cơ giới là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải đáp ứng những điều kiện luật định.