Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Rất nhiều người thắc mắc, tài sản của doanh nghiệp còn lại tại thời điểm phá sản sẽ được giải quyết như thế nào?


Tài sản của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, tài sản được coi là của doanh nghiệp phải là một trong bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.

Căn cứ Điều 64 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp bao gồm:

Tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh

- Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;

- Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;

- Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

- Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

- Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này;

- Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.


Tài sản của doanh nghiệp được xử lý như thế nào khi phá sản?

Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Thanh lý tài sản khi phá sản (Ảnh minh hoạ)

Để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

- Mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Trường hợp doanh nghiệp vẫn có tài sản để thanh toán các khoản nợ, theo Điều 65 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp sẽ được xử lý như sau:

Bước 1: Kiểm kê tài sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Phân chia tài sản

Sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị tài sản của doanh nghiệp, thứ tự phân chia tài sản sẽ được thực hiện như sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp sẽ được kiểm kê giá trị và phân chia theo thứ tự khi doanh nghiệp phá sản. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục phá sản, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.