Hiểu thế nào là startup? Quy trình thành lập công ty startup

Hiện nay, việc thành lập công ty thường được gắn liền với thuật ngữ “startup”. Vậy hiểu thế nào là một công ty startup? Việc thành lập và hoạt động công ty startup được thực hiện ra sao?


Startup là gì?

Startup có thể hiểu là bắt đầu một công việc, dự án kinh doanh, thường được gọi là “khởi nghiệp”. Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ một người, một nhóm người, một tổ chức đang trong giai đoạn chuẩn bị và bắt đầu kinh doanh.

Hiện nay không có thuật ngữ pháp lý về khởi nghiệp. Tuy nhiên, khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ-CP có quy định về khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo, cụ thể:

- Cá nhân khởi nghiệp sáng tạo là người hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.

- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Theo định nghĩa trên, startup được hiểu là những doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh mới, khai thác và phát triển ý tưởng đó để mang lại lợi luận. Bản thân doanh nghiệp đó phải có khả năng tăng trưởng nhanh.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp sáng tạo vừa và nhỏ sẽ được hỗ trợ những theo nội dung sau:

- Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới;

- Hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ;

- Hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa;

- Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung.

Hiểu đúng về công ty startup (Ảnh minh hoạ)

Quy trình thành lập công ty startup

Công ty startup muốn hoạt động kinh doanh và hưởng các ưu đãi của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì cần phải thành lập doanh nghiệp. Việc mở công ty sẽ gồm 02 giai đoạn:

- Chuẩn bị mô hình kinh doanh, cơ sở vật chất;

- Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1. Chuẩn bị mô hình kinh doanh, cơ sở vật chất

* Chọn người thành lập và quản lý doanh nghiệp

Điều kiện đầu tiên để thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức không phải là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp (khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020)

So với quy định cũ, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm 01 đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp đó là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp (theo khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020).

Bên cạnh đó, thêm 01 đối tượng không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp là các đối tượng bị cấm theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem chi tiết: Giải đáp 10 thắc mắc khi làm thủ tục thành lập công ty 2021

* Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Khi lựa chọn và đăng ký ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Khi kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp ghi nội dung mã ngành, nghề kinh tế cấp bốn.

Đối với những ngành nghề không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam:

- Những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

- Những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

* Chọn tên công ty dự kiến đăng ký

Khi đặt tên doanh nghiệp phải lưu ý những điều sau:

- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Không được đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác;

- Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt;

- Cần tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ đăng ký. Cụ thể, doanh nghiệp tra cứu tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

* Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Lưu ý: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại khu tập thể, nhà chung cư không có chức năng văn phòng

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Xem chi tiết: Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh

* Vốn điều lệ

Việc để vốn điều lệ như thế nào không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Do đó:

- Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;

2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp

* Chuẩn bị hồ sơ

Loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Link

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Link

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Link

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Link

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Link

(Lưu ý: Mẫu thông báo thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất đang được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT áp dụng từ ngày 01/05/2021).

​* Nơi nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

* Thời gian làm thủ tục

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hộ

* Lệ phí giải quyết

- 50.000 đồng (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC)

- Miễn lệ phí nếu đăng ký kinh doanh qua mạng

Như vậy, công ty startup là một cụm từ chỉ các công ty mới thành lập mà có các ý tưởng kinh doanh mới trên nền tảng khai thác công nghệ, tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, việc thành lập công ty startup về cơ bản không có gì khác với các công ty khác.

>> Thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin 2021

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.