So sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CP và Nghị định 99/2011/NĐ-CP về bảo vệ người tiêu dùng

Nghị định 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 thay thế Nghị định 99/2011/NĐ-CP.

Sau đây là một số nội dung so sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CPNghị định 99/2011/NĐ-CP về bảo vệ người tiêu dùng.

1. Bổ sung yêu cầu về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng

Trước đây, Nghị đinh 99 chỉ quy định về yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. So với quy định này, Nghị định 55 đã mở rộng phạm phạm vi yêu cầu chung đối với tất cả hợp đồng giao kết với người tiêu dùng cùng nhiều yêu cầu mới.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định 55 quy định hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (quy định mới bổ sung).

- Trong trường hợp giao kết bằng văn bản giấy, cỡ chữ nhỏ nhất là 12 theo loại chữ Times New Roman (quy định mới bổ sung) hoặc kích cỡ tương đương.

- Màu chữ và màu nền thể hiện nội dung văn bản phải tương phản nhau.

- Bố cục, thiết kế văn bản phải rõ ràng, dễ theo dõi (quy định mới bổ sung).

- Nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu và phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

So sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CP và Nghị định 99/2011/NĐ-CP
So sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CP và Nghị định 99/2011/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

2. Bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị công khai thông tin

Nghị định 55 quy định mới về việc công khai, gỡ bỏ thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng tại Điều 24 như sau:

Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung công bố công khai gồm:

  • Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Hành vi, địa bàn vi phạm;
  • Cơ quan ban hành, số, ngày, tháng, năm quyết định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm bị công bố thông tin trong 30 ngày. Hết thời hạn nêu trên, cơ quan đăng tải thông tin sẽ dừng hoặc gỡ bỏ thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Phải ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa phát hiện có khuyết tật trong vòng 24 giờ

Theo Điều 17 Nghị định 55, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về việc chậm trễ thực hiện việc ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.

So sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CP và Nghị định 99/2011/NĐ-CP
So sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CP và Nghị định 99/2011/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

4. Quy trình đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch từ xa

Đây là quy định mới tại Điều 22 Nghị định 55 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa.

Theo đó, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các thông tin sau:

- Thời hạn cụ thể cho phép người tiêu dùng được thực hiện đổi, trả;

- Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình;

- Thông tin liên hệ của bộ phận có trách nhiệm xử lý trong trường hợp người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại về việc thực hiện quy trình này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng thì phải có các thông tin sau:

- Phương thức tiếp nhận phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng;

- Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình;

- Các trường hợp được ưu tiên tiếp nhận, giải quyết;

- Hướng dẫn về thông tin, tài liệu cần cung cấp để phục vụ quá trình tiếp nhận, giải quyết (nếu có).

5. Trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn

Nền tảng số lớn là một quy định hoàn toàn mới tại Nghị định 55. Theo khoản 2 Điều 2, nền tảng số lớn là nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử được thiết lập, vận hành để phục vụ hoạt động kinh doanh trên không gian mạng và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Có từ 03 triệu tài khoản người sử dụng hoạt động hằng năm tại Việt Nam trở lên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tự xác định số lượng tài khoản người sử dụng hoạt động trên nền tảng số do mình thiết lập, vận hành;

- Là nền tảng số trung gian quy mô lớn, rất lớn phục vụ giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo Điều 23 Nghị định 55, tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn có trách nhiệm

- Công bố công khai tiêu chí xác định ưu tiên hiển thị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu nền tảng số có chức năng tìm kiếm. Trường hợp nội dung hiển thị là nội dung có thu phí hoặc được tài trợ thì phải công khai tại kết quả tìm kiếm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Việc xây dựng và công bố áp dụng các tiêu chí để xác định việc ưu tiên hiển thị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khi sử dụng chức năng tìm kiếm phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

- Duy trì tài khoản báo cáo trực tuyến và cung cấp các thông tin, dữ liệu, cập nhật đến thời điểm được yêu cầu báo cáo để phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số nội dung so sánh Nghị định 55/2024/NĐ-CP và Nghị định 99/2011/NĐ-CP về bảo vệ người tiêu dùng.

Liên hệ ngay  0938 36 1919 để tìm hiểu về dịch Phân tích văn bản của LuatVietnam

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?