Sở hữu tối thiểu bao nhiêu % cổ phần để nắm quyền chi phối trong công ty cổ phần?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề: Sở hữu tối thiểu bao nhiêu % cổ phần để nắm quyền chi phối trong công ty cổ phần - một trong các loại hình công ty phổ biến của nước ta.

Sở hữu tối thiểu bao nhiêu % cổ phần để nắm quyền chi phối trong công ty cổ phần?

Pháp luật hiện hành không có định nghĩa như thế nào là có quyền chi phối trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, một chủ thể có quyền chi phối trong doanh nghiệp nếu chủ thể đó có quyền đưa ra những quyết định có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược, hoạt động kinh doanh và quản lý quan trọng trong doanh nghiệp.

Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất. Quyền lực của mỗi cổ đông tỷ lệ thuận với tỷ lệ cổ phần mà cổ đông đó sở hữu tại công ty.

Vì vậy, việc nắm giữ tỷ lệ % sở hữu cổ phần trong công ty càng nhiều thì càng tốt và đây là cách thức chi phối quan trọng và tối ưu nhất.

Sở hữu tối thiểu bao nhiêu % cổ phần để nắm quyền chi phối trong công ty cổ phần?
Sở hữu tối thiểu bao nhiêu % cổ phần để nắm quyền chi phối trong công ty cổ phần? (Ảnh minh họa)

Điều kiện thông qua Nghị quyết đại hội đồng cổ đông

Theo quy định tại Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14, điều kiện để Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua như sau:

- Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành đối với các vấn đề:

  • Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  • Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
  • Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
  • Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
  • Tổ chức lại, giải thể công ty;
  • Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

- Trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành đối với các vấn đề còn lại, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Trường hợp thông qua Nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành.

Như vậy, để có thể thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, cổ đông cần sở hữu từ 65% trở lên hoặc trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty nếu không đạt được mức từ 65% trở lên.

Các quy định trên đã gián tiếp trao quyền phủ quyết (không thông qua) nhiều vấn đề quan trọng cho cổ đông sở hữu trên 35% cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty.

Việc một cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty đồng nghĩa với việc không có cổ đông/nhóm cổ đông còn lại nào trong công ty có thể sở hữu tỷ lệ phần vốn góp từ 65% trở lên.

Do đó, cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty sẽ có quyền kiểm soát, điều khiển để một hoặc các vấn đề nêu tại Mục 1 nêu trên không được thông qua.

Như vậy, có thể thấy rằng, nếu muốn nắm quyền chi phối trong công ty thông qua việc sở hữu cổ phần thì cổ đông cần sở hữu tối thiểu trên 35% cổ phần có quyền biểu quyết tại công ty.

Trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề: Sở hữu tối thiểu bao nhiêu % cổ phần để nắm quyền chi phối trong công ty cổ phần?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2025

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2025

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2025

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?