Sau khi phá sản có được thành lập công ty mới: Nhiều hiểu nhầm!

Sau khi có quyết định phá sản từ toà án, doanh nghiệp sẽ chính thức chấm dứt tư cách pháp nhân. Phá sản cũng để lại nhiều hậu quả pháp lý, trong đó có quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức.

Sau khi phá sản có được thành lập công ty mới không?

Khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

“3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.”

Thứ nhất, theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Xem chi tiết: Những ai được gọi là người quản lý doanh nghiệp

Thứ hai, các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản 2014 bao gồm:

- Cố ý thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản (khoản 1 Điều 18).

- Cố ý không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (khoản 5 Điều 28).

- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã cố ý thực hiện các hoạt động sau:

+ Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

+ Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

+ Từ bỏ quyền đòi nợ;

+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, sau khi doanh nghiệp có quyết định phá sản, Toà án có thể sẽ xem xét ra quyết định không được thành lập doanh nghiệp mới khi có đầy đủ các yếu tố sau:

- Người thành lập doanh nghiệp là người giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp bị phá sản;

- Cố ý vi phạm các quy định đã nêu trên tại Luật Phá sản 2014.

Lưu ý: Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, cá nhân, tổ chức vẫn có quyền thành lập doanh nghiệp mới sau khi phá sản. Thời gian cấm thành lập doanh nghiệp là 03 năm kể từ ngày có quyết định phá sản.

sau khi pha san co duoc thanh lap cong ty moiSau khi phá sản có được thành lập công ty mới (Ảnh minh hoạ)

Quyền thành lập doanh nghiệp mới sau khi phá sản của doanh nghiệp nhà nước

Khoản 1, 2 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

"1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước."

Căn cứ quy định trên, những người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không thể giữ chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân và đảm nhận bất kỳ chức vụ nào tại doanh nghiệp đó.

Bên cạnh đó, Luật Phá sản 2014 chỉ quy định cấm những người giữ chức vụ không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng lại không cấm đảm nhận chức vụ tại các doanh nghiệp có 50% vốn nhà nước theo điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Lý do là Luật Phá sản 2014 chưa có sự thay đổi đồng nhất với Luật Doanh nghiệp 2020 về các loại hình doanh nghiệp nhà nước.

Cũng theo khoản 2 Điều 130 Luật Phá sản 2014, người đại diện phần vốn góp nhà nước ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản cũng bị cấm đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn nhà nước nhưng vẫn có quyền góp vốn, thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Tóm lại, sau khi phá sản, người quản lý của doanh nghiệp có thể bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp mới trong vòng 03 năm. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp chi tiết.

>> Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

>> "Lao đao" vì Covid-19, doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.

Đăng ký kinh doanh ngành, nghề không có mã phải làm thế nào?

Đăng ký kinh doanh ngành, nghề không có mã phải làm thế nào?

Đăng ký kinh doanh ngành, nghề không có mã phải làm thế nào?

Phân loại ngành, nghề kinh doanh là để giúp nhà nước dễ quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã “đi tắt, đón đầu” kinh doanh những ngành, nghề mới nhưng lại không có mã theo hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.