Quyết định 15/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 15/2008/QĐ-UBND

Quyết định 15/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà MauSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2008/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Thành Tươi
Ngày ban hành:02/07/2008Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

tải Quyết định 15/2008/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 15/2008/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 15/2008/QĐ-UBND ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU    
 ---------------
Số: 15/2008/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Cà Mau, ngày 02 tháng 7 năm 2008
 
 
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau
------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày27/0212007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công an về việc Hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 58/KHĐT-ĐKKD ngày16/6/2008,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 41/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
Nơi nhận:      
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB),  
- TT. Tỉnh ủy (đc b/c);
- TT HĐND tỉnh (đc b/c); 
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Website tỉnh Cà Mau;
- CV các khối
- Lưu: VT-Tr 03/7. 
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
 
(Đã ký)
Phạm Thành Tươi
 
 
 
 
 
      ỦY BAN NHÂN DÂN                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               TỈNH CÀ MAU                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
QUY CHẾ
Phối hợp quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh Cà Mau)
 
 
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về trách nhiệm phối hợp quản lý của các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn trong việc quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp). Ngoài ra, Quy chế này còn quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các quy định của pháp luật và Quy chế này để quản lý hoạt động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp quản lý doanh nghiệp
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; doanh nghiệp có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
3. Tổng hợp kịp thời và chính xác thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào hệ thống thông tin doanh nghiệp của tỉnh Cà Mau nhằm cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
 
Điều 4. Trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường hoặc tên xã, phường, thị trấn huyện; thành phố, tỉnh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
2. Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời phải có biển hiệu gắn cố định tại trụ sở chính của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mới thành lập.
3. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chính của doanh nghiệp.
Điều 5. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp
1. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp gồm những nội dung sau:
a) Thông tin về doanh nghiệp.
b) Chế độ tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp.
c) Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Thông tin về doanh nghiệp
Thông tin về doanh nghiệp gồm:
1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Điều lệ đối với Công ty: Danh sách thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; danh sách thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần.
3. Thông báo, báo cáo của doanh nghiệp.
4. Thông tin về việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tổ chức tại, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động.
5. Thông báo, báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp và các biện pháp xử lý đã áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo quy định sau:
a) Thông báo nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
b) Gửi danh sách kèm theo thông tin chi tiết về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 07 ngày làm việc.
c) Gửi danh sách doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện bị đình chỉ hoạt động đến các cơ quan quy định tại khoản a, khoản b điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc.
2. Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh; cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 điều này.
4. Thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý như thông tin gốc.
Trình tự và thủ tục cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn theo quy định của pháp luật
 
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP QUẢN LÝ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH
 
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1. Giao trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, áp dụng quy chế này và pháp luật chuyên ngành để quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh; phẩm chất chính trị, đạo đức nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
5. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và hộ kinh doanh, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh, Cục thuế, các cơ quan có liên quan và Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu:
3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của luật Doanh nghiệp, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
5. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, cơ quan nhà nước quản lý về điều kiện kinh doanh và cơ quan Thuế, Quản lý thị trường và các cơ quan có liên quan để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thông báo cho cơ quanThuế biết đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan tham mưu cho UBND các huyện, thành phố về Đăng ký kinh doanh.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan về hộ kinh doanh và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
3. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.
5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, cơ quan nhà nước quản lý về điều kiện kinh doanh và cơ quan thuế, quản lý thị trường và các cơ quan có liên quan để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 47 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan về tài chính doanh nghiệp, chế độ kế toán, kiểm toán các doanh nghiệp theo quy định hiện hành trên địa bàn.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp (thuộc thẩm quyền quản lý) trên địa bàn khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quyết định của UBND tỉnh; thực hiện đúng qui định của nhà nước về thanh tra, kiểm tra tài chính đối với doanh nghiệp, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Chỉ đạo bộ phận chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp và luật chuyên ngành quy định về điều kiện kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2. Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường tăng cường các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong kinh doanh (mua bán hàng gian, hàng giả, hàng cấm kinh doanh; mua bán hóa đơn khống; vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, kinh doanh không đúng nội dung đăng ký, không đúng địa chỉ, vi phạm thương hiệu hàng hóa, vi phạm bản quyền sở hữu công nghiệp; không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các vi phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền).
3. Khi nhận được bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận, hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến, chỉ đạo bộ phận chuyên môn hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh đúng nội dung đã đăng ký.
4. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành chức năng nắm lại tình hình sau đăng ký kinh doanh, đề xuất hướng xử lý, khắc phục (nếu xét thấy cần thiết).
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan Thuế
1. Cục thuế tỉnh Cà Mau có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và gửi kết quả giải quyết việc đăng ký thuế tới Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp nhận, sao gửi thông tin về doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7 của Quy chế này cho các đơn vị theo dõi, quản lý doanh nghiệp theo quy định của ngành Thuế.
b) Rà soát, đối chiếu doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế với danh sách doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
c) Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách các doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành Thuế; danh sách các doanh nghiệp bị thu hồi mã số thuế để làm thủ tục xóa tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh danh sách doanh nghiệp kinh doanh không đăng ký mã số thuế, không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục hoặc đã giải thể mà vẫn kinh doanh; hoạt động không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, không đúng địa chỉ trụ sở đã đăng ký.
đ) Định kỳ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình tài, chính doanh nghiệp hàng năm và đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, kế toán báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng Cục thuế.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi Cục thuế huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Rà soát và đối chiếu các doanh nghiệp, chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn với thông tin về doanh nghiệp do Cục thuế chuyển đến được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.
b) Định kỳ hàng quý, báo cáo Cục Thuế danh sách các doanh nghiệp quy định tại điểm d, khoản 1 Điều này.
c) Định kỳ báo cáo Cục thuế, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của tỉnh đối với các doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của Tổng Thanh tra Nhà nước và yêu cầu công tác quản lý của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 25/12 hàng năm.
2. Hướng dẫn các Sở, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành, địa phương.
3. Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan để tránh trùng lấp, gây khó khăn cho doanh nghiệp; tổng hợp chương trình, kế hoạch kiểm tra của các Sở ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 25/12 hàng năm.
4. Định kỳ 6 tháng, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan khác.
Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm của các Sở, ngành khác có liên quan:Các Sở, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Thực hiện quản lý doanh nghiệp theo chuyên ngành.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về điều kiện kinh doanh.
3. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm tới và gửi về Thanh tra tỉnh trước ngày 25/11 hàng năm.
4. Định kỳ hàng quý, tổng hợp và thông báo danh sách doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các Sở, ngành có liênquan khác.
5. Yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý của ngành mình.
6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
7. Thực hiện rà soát, đánh giá lại các quy hoạch phát triển ngành, nghề của địa phương; kiến nghị bãi bỏ những quy hoạch không còn cần thiết; sửa đổi, bổ sung các quy hoạch không phù hợp với thực tế; xây dựng quy hoạch phát triển ngành, nghề thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.
8. Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh phối hợp thực hiện tốt Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an về việc Hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, phối hợp với các Sở, ngành thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. b) Tình hình thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn.
c) Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp xác minh thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Đôn đốc doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn nộp thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính của doanh nghiệp; thực hiện các nghĩa vụ thông báo, báo cáo theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế.
2. Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về việc doanh nghiệp vi phạm quy định về trụ sở, biển hiệu doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế mà vẫn hoạt động.
3. Phối hợp xác minh, thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 18. Phối hợp xử lý vi phạm pháp luật
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn; các sở, ngành, cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Thuế theo Luật Quản lý thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm kiểm tra, xử lý kịp thời hành vi vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp.
2. Khi phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, và tiến hành xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật.
Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp vi phạm quy định tại Điều 15 Quy định này, cơ quan phát hiện vi phạm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Thuế biết về việc vi phạm đó để có căn cứ xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đồng thời thông báo cho UBND huyện, thành phố mà doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.
3. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều này không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.
 
CHƯƠNG IV
THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
 
Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
2. Đối với các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời làGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu vi phạm những quy định trong khoản 1Điều này, tùy theo mức độ vi phạm, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình UBND tỉnh xử lý theo các quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Điều 20. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
 
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cỏ thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quy định này. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nào cấp, thì do cơ quan đó thu hồi.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong bất cứ trường hợp nào khác ngoài các trường hợp quy định tại Điều 19 Quy chế này.
Điều 21. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh và theo các quy định sau đây:
1. Cơ quan cung cấp thông tin vi phạm: Trong quá trình quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nếu phát hiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các Sở, ngành, cơ quan điều tra, thanh tra chuyên ngành xử lý theo thẩm quyền và thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Kiểm tra, xác minh thông tin vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh: khi nhận được thông tin do các tổ chức, cá nhân cung cấp về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết phải tiến hành xác minh, cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thông tin về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Kết quả kiểm tra, xác minh phải được thể hiện bằng văn bản.
3. Phương thức thông báo, công bố hành vi vi phạm:
Khi có căn cứ xác định doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm quy định tại Điều 19 của Quy chế này, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông báo đến địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.
4. Hồ sơ thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có các giấy tờ sau:
a) Văn bản thông báo hoặc kết luận của cơ quan liên quan về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
b) Tài liệu chứng thực việc cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
c) Các tài liệu khác liên quan đến xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xác định thời gian từ khi ra thông báo về vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đến khi quyết định thuhồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm đấu tranh, xử lý kịp thời hành vi vi phạm.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi quyết định đến địa chỉ trụ sở doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời công bố trên Website thông tin doanh nghiệp và gửi cho cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm kinh doanh.
Điều 22. Giải thể doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Việc giải thể doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp và khoản 6, Điều 46Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Điều 23. Trách nhiệm các cơ quan liên quan trong việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. UBND huyện, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở chính chủ trì, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện:
- Xác minh các thông tin của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi cơ quan đăng ký kinh doanh có văn bản đề nghị kiểm tra, xác minh.
- Kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Trách nhiệm của các ngành liên quan sau khi nhận được quyết định thu hồiGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Cơ quan Công an tổ chức thu hồi con dấu của doanh nghiệp.
- Cơ quan Thuế có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra theo quy định củaLuật Quản lý thuế.
Các Sở chuyên ngành tổ chức thu hồi các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc các văn bản chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
 
CHƯƠNG V
ĐIÊU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 24. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Quy chế này được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy chế này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 25. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thực hiện:
a) Vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
b) Tham gia, đề xuất với các cơ quan Nhà nước những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Tổ chức, đánh giá, bình chọn và khen thưởng doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn.
2. Cơ quan Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh đăng tải, phổ biến rộng rãi quy chế này cho nhân dân, doanh nghiệp biết để thực hiện.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ảnh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo đề xuất với UBND tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
                                                                      TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
                                                                    KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
 
 
                                                                      (Đã ký)
 
 
                                                                          Phạm Thành Tươi
 
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 55/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng bãi bỏ Quyết định 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định 26/2019/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

Quyết định 55/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng bãi bỏ Quyết định 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định 26/2019/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi