Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu: Hiểu sao cho đúng?

Tình trạng sao chép, bắt chước logo, nhãn hiệu của người khác đang diễn ra phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng này, người nộp đơn cần phải hiểu rõ và áp dụng quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu.


Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ không quy định khái niệm quyền ưu tiên. Tuy nhiên dựa trên Điều 90 và 91 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu được hiểu là đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng các nguyên tắc ưu tiên theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để cấp văn bằng bảo hộ.

Các nguyên tắc để được hưởng quyền ưu tiên bao gồm:

(1) - Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Theo Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nguyên tắc này được hướng dẫn như sau:

- Trường hợp áp dụng:

  • Có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn dùng cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau cùng xin cấp văn bằng bảo hộ.
  • Có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau cùng xin cấp văn bằng bảo hộ.

Lúc này văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Lưu ý:

- Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên sẽ có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên (theo khoản 3 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

- Trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất: Chỉ cấp văn bằng bảo hộ cho 01 đơn duy nhất theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn sẽ đều bị từ chối (theo khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ).

(2) - Nguyên tắc ưu tiên.

Nguyên tắc ưu tiên được được áp dụng cho các trường hợp sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu có xuất xứ từ các quốc gia khác mà cùng tham gia vào các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Đối với Việt Nam, nguyên tắc ưu tiên được áp dụng theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và một số Điều ước quốc tế khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 1 Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Các Điều ước quốc tế

Tiêu chí

Nội dung

Công ước Paris

Về chủ thể

Người nộp đơn là một trong những đối tượng sau:

- Công dân Việt Nam;

- Công dân là của nước là thành viên của Công ước Paris;

- Công dân của nước có cơ sở, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;

- Công dân có cơ sở, sản xuất kinh doanh tại nước là thành viên của Công ước Paris.

Về đơn đăng ký nhãn hiệu

- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris;

- Đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trong vòng 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên;

- Có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Có nộp bản sao đơn đầu tiên trong đó có xác nhận của cơ quan nhận đơn đầu tiên.

Về lệ phí

Nộp đủ lệ phí yêu cầu.

Ví dụ: Công ty A đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm “nước giải khát” tại Nhật Bản. Công ty muốn mở rộng thị trường kinh doanh bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Khi nộp đơn tại Việt Nam, công ty A đăng ký hưởng quyền ưu tiên, hồ sơ đăng ký hợp lệ và đáp ứng các điều kiện trên thì đương nhiên được hưởng quyền ưu tiên để cấp văn bằng bảo hộ. Ngày ưu tiên sẽ được tính là ngày nộp đơn đầu tiên tại Nhật Bản.

Điều ước quốc tế khác

Đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Lưu ý: Nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên được chấp nhận thì ngày ưu tiên được xác định là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên (theo khoản 3 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Quyen uu tien trong dang ky nhan hieu


Việc hưởng quyền ưu tiên đem lại lợi ích gì?

Quyền ưu tiên có vai trò quan trọng trong thủ tục cấp văn băng bảo hộ và bảo vệ những giá trị về mặt kinh tế cho nhãn hiệu. Một số lợi ích mà chủ sở hữu được hưởng khi nhãn hiệu được áp dụng các nguyên tắc ưu tiên như sau:

- Là căn cứ cao nhất để cấp văn bằng bảo hộ khi có các đơn đăng ký khác mang nhãn hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn đối với sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

- Tạo điều kiện cho sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của người nộp đơn được đăng ký bảo hộ ở các quốc gia khác, tạo điều kiện cho chủ sở hữu mở rộng thị trường kinh doanh.

- Là căn cứ để giải quyết những tranh chấp hay những vi phạm liên quan đến việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.

Như vậy, có thể thấy, quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là quyền dành cho tất cả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ. Người sử dụng nhãn hiệu mà không phải là nhãn hiệu nổi tiếng cần phải nộp đơn sớm để được hưởng những quyền ưu tiên này.

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Nếu có vướng mắc khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hoặc muốn tư vấn về gói dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LuatVietnam, quý khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại 0938.36.1919 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Nhãn hiệu không đương nhiên được bảo hộ tại Việt Nam (trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Vì vậy để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tổ chức cá nhân phải tiến hành thủ tục đăng ký. Vậy khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần chú ý gì?