Quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Công ty cổ phần là loại hình công ty được ưu chuộng, dễ dàng huy động vốn. Đối với doanh nghiệp nhà nước, thủ tục chuyển thành công ty cổ phần được quy định riêng theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP.


Hiểu đúng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định, “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

+ Công ty TNHH 1 thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên.

- Công ty TNHH 1 thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).

Tiêu chí

Nội dung

Điều kiện cổ phần hoá

- Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;

- Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Hình thức cổ phần hoá

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Chi phí thực hiện cổ phần hoá

- Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hoá doanh nghiệp; chi phí kiểm kê, xác định tài sản…

- Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định.

- Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc:

- Các chi phí khác có liên quan.

Đối tượng mua cổ phần hoá

- Nhà đầu tư trong nước;

- Nhà đầu tư nước ngoài;

- Nhà đầu tư chiến lược.

quy trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuocCổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh hoạ)


Quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP, dưới đây là nội dung tóm tắt các bước mà một doanh nghiệp nhà nước phải làm khi tiến hành cổ phần hoá.

Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá

- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc;

- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu;

Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp;

+ Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp;

+ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa theo chế độ quy định;

- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp;

- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp;

- Hoàn tất Phương án cổ phần hoá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá

- Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian tổ chức bán cổ phần theo phương án cổ phần hoá đã được duyệt;

- Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có) theo phương án đã duyệt;

- Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định trong phương án cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ cổ phần hoá về Quỹ theo quy định;

Lưu ý: Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá.

- Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cử người làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước tiếp tục tham gia trong công ty cổ phần và chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần

- Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.

- Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.

Như vậy, quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp tương đối phức tạp. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông báo tài khoản ngân hàng là một trong những công việc mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sau khi thành lập. Tài khoản ngân hàng là căn cứ để nhà nước quản lý doanh nghiệp về thuế, vậy mở tài khoản ngân hàng có cần phải thông báo không?