Hiểu đúng quy định về quảng cáo trên xe ô tô

Ô tô là phương tiện giao thông được thương nhân sử dụng để dán các hình ảnh quảng cáo. Cá nhân, tổ chức nên tham khảo các quy định về quảng cáo trên xe ô tô để có thể giới thiệu rộng rãi sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.


Điều kiện quảng cáo trên xe ô tô

Theo Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên phương tiện giao thông không cần phải xin giấy phép trước khi thực hiện. Vì vậy, việc quảng cáo trên ô tô không cần phải xin phép.

Tuy nhiên theo Điều 29 Luật Quảng cáo 2012, thương nhân cần gửi hồ sơ lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được duyệt mẫu quảng cáo trước khi triển khai sản xuất và sử dụng.

Về hình thức và nội dung quảng cáo, theo Điều 32 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên phương tiện giao thông phải đáp ứng những quy định sau:

“1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.

2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.”


Vị trí dán quảng cáo trên xe ô tô

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo 2012, xe ô tô có quyền dán quảng cáo trên các vị trí của xe, ngoại trừ những vị trí sau:

-  Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông;

- Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông;

Lưu ý: Việc thể hiện biểu trưng, logo, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm không được phép quảng cáo trên xe ô tô, bao gồm:

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

(theo Điều 7 Luật Quảng cáo 2012)

quy dinh ve quang cao tren xe o toQuy định về quảng cáo trên xe ô tô (Ảnh minh hoạ)

Mức phạt khi vi phạm quy định dán quảng cáo trên xe ô tô

Theo khoản 49 Điều 1 Nghị định 28/2017, phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;

- Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.

Tóm lại, quy định về quảng cáo trên xe ô tô không quá phức tạp để các thương nhân áp dụng. Lưu ý, để tránh bị phạt, việc dán quảng cáo cần phải được thực hiện đúng vị trí trên xe ô tô.

>> Cách tổ chức chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.