4 thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp từ 2021
Ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, quy định liên quan đến con dấu doanh nghiệp đã được thay đổi đáng kể.
1/ Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Quy định này đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Chữ ký số đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm. Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.
2/ Doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với con dấu
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Đến Luật Doanh nghiệp 2020, quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trong nội dung con dấu đã bị bãi bỏ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.
Không những vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 còn trao cho doanh nghiệp quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (nội dung này chưa được ghi nhận trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp 2014).
Có thể thấy với các quy định mới này, doanh nghiệp đang dần làm chủ con dấu của chính mình.
Thay đổi quy định về con dấu từ năm 2021 (Ảnh minh họa)
3/ Không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc hiện nay.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.
4/ Thay đổi liên quan đến việc quản lý, lưu trữ và sử dụng con dấu
Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Quy định này đã được Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm căn cứ thực hiện. Theo đó, việc quản lý và lưu giữ con dấu còn được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu được quản lý và lưu giữ theo Điều lệ công ty thì tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng con dấu của mình.
Bên cạnh đó, quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 hiện đang cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Nhưng từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những phân tích về những điểm mới liên quan đến quy định về con dấu doanh nghiệp được thực hiện từ 01/01/2021.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Tổng hợp 6 điểm mới về đăng ký doanh nghiệp từ 2021 (14/01/2021 15:00)
- Mã số doanh nghiệp là gì và được sử dụng như thế nào từ 2021? (13/01/2021 15:00)
- 7 quy định mới từ năm 2021 liên quan đến mọi hộ kinh doanh (12/01/2021 15:00)
- Chỉ cấp 1 tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng cho 1 cá nhân (12/01/2021 08:00)
- Điểm mới của Nghị định 01/2021 so với Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp (11/01/2021 13:27)
- Đã có Nghị định số 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp (11/01/2021 10:07)
- Điều kiện, thủ tục mở trung tâm tư vấn du học 2021 (08/01/2021 15:00)
- Điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên là gì? (06/01/2021 15:00)
- Doanh nghiệp và công ty: Cách hiểu đúng để không bị nhầm (02/01/2021 12:00)
- Điều kiện, thủ tục mở tiệm cầm đồ 2021 (01/01/2021 15:00)
- Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh (25/01/2021 15:00)
- Điều kiện, thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh (23/01/2021 12:00)
- Người đại diện theo pháp luật là ai trong các loại hình doanh nghiệp? (22/01/2021 15:00)
- Thủ tục góp vốn vào công ty được thực hiện như thế nào? (21/01/2021 15:00)
- Phân biệt đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân (20/01/2021 15:51)
- Hướng dẫn các bước để mở quán nhậu mới nhất 2021 (19/01/2021 15:00)
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp gặp khó do Covid-19 (31/03/2020 14:30)
- Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty nhanh chóng nhất (28/03/2020 15:00)
- Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay (25/03/2020 14:30)
- Điều kiện để được công nhận kho hàng không kéo dài (30/01/2020 16:00)
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (29/01/2020 16:00)