Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?

Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu, vấn đề được quan tâm hàng đầu là chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu. Vậy theo quy định mới nhất, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?

1. Phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu? Gồm chi phí gì?

Phí đăng ký nhãn hiệu được quy định chi tiết tại biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC.

Đơn vị: đồng

STT

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu

1

Lệ phí nộp đơn

150.000

2

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

600.000

3

Phí công bố đơn

120.000

4

Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

550.000

4.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ

120.000

5

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

180.000

5.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ

30.000

6

Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

100.000

6.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ

20.000

7

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên

120.000

7.1

Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 02 trở đi

100.000

8

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000

9

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000

Căn cứ bảng biểu trên, có thể phân Phí đăng ký nhãn hiệu cho các trường hợp sau đây:

- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trong trường hợp này, mỗi dịch vụ, hàng hoá chỉ bao gồm 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trở xuống và bao gồm các loại chi phí: Phí nộp đơn; phí thẩm định nội dung, phí tra cứu thẩm định nhãn hiệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận, đăng bạ và công bố nhãn hiệu.

Tổng mức phí nộp cho cơ quan Nhà nước trong trường hợp này là 01 triệu đồng.

- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trường hợp này áp dụng với việc đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ từ sản phẩm hoặc dịch vụ từ thứ 07 trở đi gồm các mức phí: 01 triệu đồng cho 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở lên thì cộng thêm 50.000 đồng/sản phẩm hoặc dịch vụ (20.000 đồng cho phí phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ với nhãn hiệu và 30.000 đồng cho phí tra cứu thông tin để phục vụ thẩm định, giải quyết khiếu nại…


2. Bảng danh mục sản phẩm, dịch vụ căn cứ vào đâu?

Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây:

- Sản phẩm, hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Sản phẩm mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất khi tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm cũng như không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu này.

- Đăng ký nhãn hiệu tập thể khi tổ chức được thành lập hợp pháp nhằm để các thành viên dùng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

- Tổ chức kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan hàng hoá, dịch vụ: Không sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó…

Đồng thời, Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11/2022 được công bố trong Thông báo 11954/TB-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 21/12/2021 và được thể hiện theo vần chữ cái của mỗi nhóm. Có thể kể đến một số nội dung phân loại hàng hoá, dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11 gồm:

STT

Mã nhóm

Nội dung

1

370052/37

Xây dựng nhà máy, xí nghiệp

2

350085/35

Dịch vụ mua sắm cho người khác (mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác)

3

210115/21

Hộp đựng đồ trang điểm

4

200098/20

Đá bọt

5

050298/05

Thực phẩm cho em bé...

3. Tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ thế nào?

Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngoài vấn đề về phí đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, tra cứu nhãn hiệu sẽ đảm bảo cho nhãn hiệu đó không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký.

Đồng thời, nếu có tra cứu trước thì sẽ tránh mất thời gian cũng như chi phí khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ bởi thực tế, theo số liệu thống kê, số đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục này có thể lên tới hơn 30.000 đồng đơn đăng ký.

Khi đã tra cứu nhãn hiệu, người có nhu cầu sẽ kiểm tra được tính chính xác của nhãn hiệu đó so với thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu có sai sót thì sẽ kịp thời chỉnh sửa.

Hiện có hai cách tra cứu nhãn hiệu là tra cứu trên website của Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php và Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11/2022 được công bố trong Thông báo 11954/TB-SHTT.

Khi truy cập vào địa chỉ kia, người có nhu cầu chỉ cần nhập nhãn hiệu cần tra cứu vào ô tìm kiếm cùng với đầy đủ các thông tin khác theo yêu cầu sẽ được trả kết quả.

Tuy nhiên, lưu ý rằng, cách tra cứu này chỉ mang tính chất tham khảo và tỷ lệ chính xác thường chỉ đạt khoảng 50% so với thực tế vì có thể dữ liệu trên website chưa kịp cập nhật đầy đủ theo thời gian nộp đơn.

Ngoài cách tra cứu nhãn hiệu online nêu trên, cá nhân, tổ chức có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ ba. Trong đó, dịch vụ Pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam cũng có thực hiện và hỗ trợ tư vấn chi tiết thêm về vấn đề này và các vấn đề về Sở hữu trí tuệ như đăng ký nhãn hiệu nước ngoài, đăng ký bản quyền tác giả…

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Phí đăng ký nhãn hiệu.

Nếu có nhu cầu được hỗ trợ về đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng gọi đến số điện thoại 0938.36.1919 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí của LuatVietnam.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.