Chi phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới nhất

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nhằm thay đổi cơ cấu về vốn, thành viên…Để có thể tự mình thực hiện thủ tục này, cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các phương thức, chi phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dưới đây.


Tại sao cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm riêng. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và định hướng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong các trường hợp như sau:

- Chuyển đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp muốn huy động thêm vốn (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên muốn chuyển thành công ty cổ phần để phát hành các loại cổ phần)

+ Doanh nghiệp muốn có tư cách pháp nhân và chuyển sang chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn (Doanh nghiệp tư nhân chuyển thành các loại hình doanh nghiệp khác)

- Chuyển đổi theo quy định của pháp luật: Do thay đổi cơ cấu thành viên, cơ cấu cổ đông ( số lượng thành viên góp vốn vào công ty vượt quá 50 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên phải chuyển thành công ty cổ phần).

Lưu ý: Nếu trong trường hợp số lượng, cơ cấu thành viên, cổ đông không đủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, công ty phải làm thủ tục giải thể (theo điểm c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020)

Chi phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Căn cứ Điều 202, 203, 204, 205 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định như sau:

Các trường hợp chuyển đổi

Phương thức thức chuyển đổi

Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần

- Không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

- Huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

- Kết hợp các phương thức trên.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên

- Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

- Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

- Đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Chuyển đổi thành, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

- Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

- Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

- Công ty đã chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Chi phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC, trường hợp thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng sẽ được miễn lệ phí.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không tự mình thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có thể thuê các đơn vị có chuyên môn để thực hiện thay. Doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm khoản phí cho đơn vị thực hiện dịch vụ.

Như vậy, thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không tốn quá nhiều chi phí. Nếu có thắc mắc liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> 3 điểm lưu ý khi chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.