Phân biệt như thế nào giữa phát minh và sáng chế?

Hai khái niệm phát minh và sáng chế có ý nghĩa tương đồng nhau, đều mô tả việc sáng tạo của con người. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, đây là hai khái niệm có sự khác nhau rõ rệt.


Phân biệt phát minh và sáng chế

Tiêu chí

Sáng chế

Phát minh

Khái niệm

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

(khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Là sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới.

(Không được định nghĩa trong pháp luật sở hữu trí tuệ).

Hình thức bảo hộ

Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Có thể được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

Điều kiện bảo hộ

- Được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có trình độ sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Được bảo hộ quyền tác giả nếu là một trong các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.

Giá trị áp dụng

Có giá trị áp dụng cao vào đời sống thực tiễn. Hỗ trợ con người trong việc sản xuất kinh tế, kinh doanh thương mại.

Có khả năng áp dụng để giải thích các vấn đề trong khoa học cũng như đời sống. Tuy nhiên, không được áp dụng cụ thể vào sản xuất kinh tế, kinh doanh thương mại.

Ví dụ

Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT…

Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn; DacUyn phát minh thuyết tiến hóa…

Phat minh va sang chePhát minh và sáng chế (Ảnh minh hoạ)

Tại sao nên đăng ký sáng chế?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Để tạo ra được một sáng chế, tác giả sẽ phải là người có trình độ chuyên môn, có sự đầu tư thời gian, chi phí để nghiên cứu.

Do đó, để đảm bảo mình được độc quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu nên tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế sau khi sáng tạo ra.

Việc đăng ký sáng chế mang lại những lợi ích sau:

- Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu;

- Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;

- Chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tránh chấp xảy ra với bên thứ ba;

- Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ ba để thu chi phí chuyển nhượng;

Như vậy, phát minh và sáng chế đều thể hiện sự sáng tạo của con người nhưng sáng chế có giá trị kinh tế cao hơn. Vì vậy, sáng chế là một trong những đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn phát minh có thể được bảo hộ quyền tác giả.

>> 3 điều kiện bảo hộ sáng chế cần biết để được cấp văn bằng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại từ 01/12/2024?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại từ 01/12/2024?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại từ 01/12/2024?

Nghị định 128/2024/NĐ-CP được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Trong đó, quy định về việc báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại đối với một số hình thức khuyến mại có những thay đổi mà thương nhân cần lưu ý

8 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP

8 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP

8 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP

Ngày 12/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã. Trong đó nêu rõ 08 chính sách hỗ trợ hợp tác xã. Vậy cụ thể như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

Từ ngày 01/8/2024 Nghị định số 96/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực áp dụng, quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2023. Cùng theo dõi điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP được liệt kê cụ thể dưới đây.

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản. Cùng theo dõi cụ thể tổng hợp điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản dưới đây.