Điều kiện phát hành trái phiếu đối với công ty cổ phần

Trái phiếu là một loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng vì ưu tiên thanh toán so với cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể mua trái phiếu tại những công ty cổ phần mà đáp ứng đủ điều kiện phát hành.


Trái phiếu của công ty cổ phần là gì?

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là một loại chứng khoán.

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Tóm lại, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.

Một số đặc điểm của trái phiếu như sau:

- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Thời gian sở hữu trái phiếu được ghi rõ trong trái phiếu. Tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

- Thu nhập của trái phiếu là từ tiền lãi, đây là khoản thu cố định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành.

- Khi doanh nghiệp bị phá sản, do trái phiếu được coi như khoản nợ nên sẽ được ưu tiên thanh toán trước so với cổ phiếu.

Xem chi tiết: Trái phiếu là gì? Trái phiếu và cổ phiếu khác nhau thế nào?

phat hanh trai phieu cong ty co phanĐiều kiện phát hành trái phiếu công ty cổ phần (Ảnh minh hoạ)

Điều kiện phát hành trái phiếu công ty cổ phần

Việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần gồm 02 hình thức, trong đó:

- Chào bán trái phiếu ra công chúng, gồm các phương thức:

+ Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

+ Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

- Chào bán trái phiếu riêng lẻ, gồm các phương thức:

+ Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Điều kiện phát hành trái phiếu của công ty cổ phần như sau

Phát hành trái phiếu ra công chúng

Phát hành trái phiếu riêng lẻ ra công chúng

- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

(theo khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019)

- Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

(Thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận là Đại hội đồng cổ đông)

- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

- Đối tượng tham gia đợt chào bán phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

(theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP)

Như vậy, điều kiện phát hành trái phiếu công ty cổ phần tương đối chặt chẽ dưới hai hình thức là phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ ra công chúng.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Điều kiện để 1 công ty được "lên sàn" chứng khoán

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.