Pháp nhân là gì? Điều kiện để được công nhận là pháp nhân?

Pháp nhân là gì mà được đề cập rất nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Cùng LuatVietnam tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến pháp nhân trong bài viết sau đây.


1. Pháp nhân là gì?

Bộ luật Dân sự 2015 đã dành cả chương IV để quy định về pháp nhân. Tuy nhiên Bộ luật này lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về pháp nhân là gì. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản, pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.


2. Phân loại pháp nhân

Căn cứ vào mục tiêu chính của pháp nhân, có thể chia pháp nhân thành 02 nhóm:

2.1. Pháp nhân thương mại

Theo Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân được thành lập với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại hiện bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt các pháp nhân thương mại phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật khác có liên quan.

2.2. Pháp nhân phi thương mại

Căn cứ Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân phi thương mại là pháp nhân được thành lập không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

Hiện nay, pháp nhân phi thương mại bao gồm:

- Cơ quan nhà nước.

- Đơn vị vũ trang nhân dân.

- Tổ chức chính trị.

- Tổ chức chính trị - xã hội.

- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp.

- Tổ chức xã hội.

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Quỹ xã hội.

- Quỹ từ thiện.

- Doanh nghiệp xã hội.

- Các tổ chức phi thương mại khác.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định pháp luật khác có liên quan. 

phap nhan la gi


3. Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân?

Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

-  Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

- Có cơ cấu tổ chức:

+ Có cơ quan điều hành: Việc tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành phải được quy định trong điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân.

+ Có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc quy định của pháp luật.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của pháp nhân.

- Tổ chức nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.


4. Những doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?

Ngoài định nghĩa pháp nhân là gì, nhiều người cũng bày tỏ thắc mắc không biết những doanh nghiệp nào hiện đang có tư cách pháp nhân.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, ở Việt Nam hiện có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Công ty nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Trong số các loại hình doanh nghiệp này, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân bởi theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó.

Việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân.

Mặt khác theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân cũng không thể tham gia một số quan hệ pháp luật một cách độc lập bởi chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án...

Các loại hình doanh nghiệp còn lại đều có tư cách pháp nhân.

phap nhan la gi 02
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân (Ảnh minh họa)


5. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định thế nào?

Điều 87 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:

-  Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự đối với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự đối với nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện trong việc thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không phải chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân nếu nghĩa vụ dân sự do người đó xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ luật có quy định khác.

- Người của pháp nhân không phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ luật có quy định khác.


6. Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất pháp nhân thế nào?

Cùng với phần giải đáp về pháp nhân là gì, LuatVietnam còn muốn cung cấp cho bạn đọc thêm một số thông tin liên quan đến việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất pháp nhân.

6.1. Thành lập pháp nhân

Theo Điều 82 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân có thể được đăng ký thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật, đồng thời phải được công bố công khai.

6.2. Chia pháp nhân

Căn cứ Điều 90 bộ Luật Dân sự năm 2015, một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân. Sau khi thực hiện xong thủ tục chia pháp nhân, pháp nhân cũ sẽ bị chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho các pháp nhân mới thành lập.

6.3 Tách pháp nhân

Theo Điều 91 Bộ luật Dân sự năm 2015, một pháp nhân có thể tách ra thành nhiều pháp nhân. Khác với trường hợp chia pháp nhân, pháp nhân bị tách không bị chấm dứt hợp động.

Sau khi hoàn tất thủ tục tách pháp nhân, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

6.4. Sáp nhập pháp nhân

Căn cứ Điều 89 Bộ luật Dân sự năm 2015, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Với thủ tục sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại. Pháp nhân được sáp nhận sẽ nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chấm dứt hoạt động.

6.5 Hợp nhất pháp nhân

Theo Điều 88 Bộ luật Dân sự 2015, các pháp nhân có thể hợp nhất thành 01 pháp nhân mới. Kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập, các pháp nhân cũ sẽ chấm dứt sự tồn tại.

Sau khi hợp nhất pháp nhân, toàn bộ quyền và nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ sẽ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

6.6 Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

Căn cứ Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi sẽ chấm dứt tồn tại; pháp nhân mới nhận kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện có 04 trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển thành công ty cổ phần.

- Công ty cổ phần chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Công ty cổ phần chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Doanh nghiệp tư nhân chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

Để được hỗ trợ chi tiết về các thủ tục thành lập, chia, tách, sáp nhật doanh nghiệp, bạn có thể gọi ngay đến số 1900.6192 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

phap nhan la gi 03
Chia, tách, sáp nhập pháp nhân để tạo pháp nhân mới (Ảnh minh họa)


7. Giải thể, phá sản, chấm dứt hoat động của pháp nhân thế nào?

7.1. Giải thể pháp nhân

Theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân sẽ bị giải thể trong các trường hợp sau:

- Theo quy định tại điều lệ của pháp nhân.

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ/quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý, trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ khác, phần tài sản còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn (không áp dụng với quỹ xã hội, quỹ từ thiện).

7.1 Phá sản pháp nhân

Theo Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng pháp nhân mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Theo Điều 5 Luật Phá sản, những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với pháp nhân bao bao gồm: Chủ nợ; người lao động, công đoàn; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên,…

Theo Điều 54 Luật Phá sản 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của pháp nhân sẽ được phân chia theo thứ tự sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động,…

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của pháp nhân

- Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm trả cho chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên, phần tài sản còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn.


8. Giải đáp thắc mắc 1 số quy định về pháp nhân

8.1 Quốc tịch của pháp nhân được xác định thế nào?

Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về quốc tịch của pháp nhân như sau:;

Điều 80. Quốc tịch của pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Như vậy, pháp nhân được thành lập theo các quy định của pháp luật Việt Nam sẽ mang quốc Tịch Việt Nam.

Cùng với đó, khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng nêu rõ, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi mà pháp nhân thành lập. Do vậy, nếu pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài thì sẽ mang quốc tịch của quốc gia mà pháp nhân đó được thành lập.

8.2. Đại diện của pháp nhân là ai?

Theo Điều 85 Bộ luật Dân sự năm 2015, đại diện của pháp nhân bao gồm đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Trong đó, đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

- Người được pháp nhân chỉ định tại điều lệ của pháp nhân.

- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, pháp nhân cũng có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thay mình.

8.3. Tài sản của pháp nhân bao gồm những gì?

Theo Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác mà có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Pháp nhân là gì?” cùng các thông tin liên quan. Nếu có thắc mắc liên quan pháp nhân cũng như việc thành lập, hoạt động của pháp nhân, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hợp đồng gia công và 4 nội dung cần biết về loại hợp đồng này

Hợp đồng gia công và 4 nội dung cần biết về loại hợp đồng này

Hợp đồng gia công và 4 nội dung cần biết về loại hợp đồng này

Cùng với sự phát triển của kinh tế, mở cửa thị trường, hoạt động gia công hàng hóa ngày càng được chú trọng. Việc thuê, đặt gia công hàng hóa được thực hiện thông qua hợp đồng gia công. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp những vấn đề có liên quan đến hợp đồng gia công.

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về việc học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, hiện nay các trung tâm ngoại ngữ được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để một trung tâm ngoại ngữ được thành lập và đi vào hoạt động, hồ sơ cần chuẩn bị cũng không hề đơn giản.