Phân biệt hợp đồng và hợp đồng thương mại dễ hiểu nhất

Hiện nay, thuật ngữ hợp đồng dân sự đã được thay thế bằng hợp đồng. Việc phân biệt hợp đồng và hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng để xác định quy định pháp luật điều chỉnh.

Trước đây, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005).

Tuy nhiên, theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” chỉ còn hợp đồng. Theo đó, hợp đồng có nghĩa rộng bao gồm hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng chuyển giao công nghệ... chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp.

Do vậy, để phân biệt hợp đồng và hợp đồng thương mại cơ bản dựa vào các yếu tố sau:

Tiêu chí

Hợp đồng

Hợp đồng thương mại

Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015

- Ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thương mại

- Trường hợp Luật Thương mại không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự

Chủ thể

Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân)

Thương nhân hoạt động thương mại hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thương mại

Như vậy, ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân

Mục đích

Mục đích tiêu dùng, tặng, cho, làm từ thiện,….

Nhằm mục đích sinh lợi

Hình thức giao kết

Lời nói, hành vi, văn bản. Đa phần là bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp

Lời nói, hành vi, văn bản.
Có những hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản. Các hình thức như fax, telex và thư điện tử được xem là văn bản

- Hợp đồng vay

- Hợp đồng mượn

- Hợp đồng vận chuyển

- Hợp đồng gia công

- Hợp đồng uỷ quyền

- Hợp đồng gửi giữ

- Hợp đồng thuê khoán…

- Hợp đồng mua bán hàng hoá

- Hợp đồng đại lý

- Hợp đồng đại diện

- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

- Hợp đồng cung ứng dịch vụ

Nội dung hợp đồng

Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

- Số lượng, chất lượng;

- Giá, phương thức thanh toán;

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Phạt vi phạm hợp đồng;

- Các nội dung khác

Có một số điều khoản mà hợp đồng không có như:

- Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng;

- Điều khoản vận chuyển hàng hóa;

- Điều khoản bảo hiểm;…

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Toà án

- Toà án

- Trọng tài

Phạt vi phạm hợp đồng

Do các bên thoả thuận

Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.

Luật Thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.


Như vậy, hợp đồng thương mại mang bản chất của hợp đồng nói chung, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ thương mại và có đặc điểm nhất định để nhận biết, phân biệt với các loại hợp đồng khác.

>> Bộ luật Dân sự: 10 điểm mới nổi bật nhất năm 2019

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.