Phải góp vốn điều lệ trong thời gian bao lâu?

Việc góp vốn điều lệ phải được thực hiện trong thời hạn cụ thể. Vậy theo quy định hiện hành, phải góp vốn điều lệ trong thời gian bao lâu?

1. Phải góp vốn điều lệ trong thời gian bao lâu?

Các thành viên, cổ đông thông thường phải góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể,

Loại hình

Thời hạn

Công ty TNHH 2 thành viên (khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020)

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản)

Công ty TNHH 1 thành viên (Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020)

Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản)

Công ty cổ phần (Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty/hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định thời hạn ngắn hơn.

- Thời hạn này không bao gồm thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.

Công ty hợp danh (Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

- Riêng đối với thành viên góp vốn công ty hợp danh, trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên

Phải góp vốn điều lệ trong thời gian bao lâu
Phải góp vốn điều lệ trong thời gian bao lâu? (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ

Pháp luật doanh nghiệp chỉ quy định thời hạn góp vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp còn không quy định thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ. Thông thường, thời hạn góp vốn này được xác định theo Điều lệ công ty hoặc hợp đồng góp vốn…

Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn có thể là góp vốn khi thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã thành lập.

Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định thời hạn góp vốn thường là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ của công ty đã thành lập thì không quy định.

3. Nếu không góp đủ vốn điều lệ thì sao?

Nếu không góp đủ vốn điều lệ thì doanh nghiệp có thể bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng và buộc phải điều chỉnh vốn điều lệ (điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Không góp đủ vốn điều lệ có thể bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng
Không góp đủ vốn điều lệ có thể bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Như đã nêu ở trên, thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn này thì phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Sau khi hết thời hạn điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Trên đây là giải đáp về: Phải góp vốn điều lệ trong thời gian bao lâu? Nếu còn thắc mắc vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn miễn phí.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.