Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, việc bảo hộ quyền tác giả với các tác phẩm của cá nhân, tổ chức tự sáng tác là nhu cầu vô cùng thiết yếu và quan trọng. Vậy, nội dung quyền tác giả được quy định thế nào?

Quyền tác giả là gì? Điều kiện bảo hộ tác phẩm là gì?

Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ giải thích về định nghĩa quyền tác giả như sau:

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả được liệt kê gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi. Các tác phẩm này sẽ phát sinh quyền tác giả khi được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không phân biệt hình thức, nội dung, chất lượng, ngôn ngữ hay đã công bố chưa, đã đăng ký chưa…

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả nêu tại khảon 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 gồm:

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học: Tác phẩm văn học, sách giáo khoa, giáo trình… thể hiện dưới dạng chữ viết/chữ nổi, tốc ký… thay thế cho chữ viết; bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh…; tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, bản đồ; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu…

- Tác phẩm phái sinh (loại tác phẩm sáng tạo trên cơ sở một/nhiều tác phẩm đã có bằng cách dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể…): Nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Lưu ý: Các loại tác phẩm được bảo hộ nêu trên phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí óc mà không phải được sao chép từ tác phẩm của người khác.

Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nêu rõ:

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Như vậy, có thể thấy, quyền tác giả gồm hai quyền là nhân thân và tài sản. Cụ thể như sau:

Quyền tài sản

Quyền

Nội dung quyền

Đặt tên

Chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản

Đứng tên

- Đứng tên thật/bút danh trên tác phẩm.

- Nêu tên thật/bút danh khi công bố, sử dụng tác phẩm

Công bố

Tự mình hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

Quyền khác

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không ai được xuyên tạc

- Được không cho phép sửa đổi, cắt xén dưới mọi hình thức gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả

Quyền nhân thân

STT

Nội dung quyền

1

Làm tác phẩm phái sinh

2

Trực tiếp hoặc gián tiếp biểu diễn trước công chúng thông qua ghi âm, ghi hình… tại nơi công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không được tự chọn thời gian, từng phần của tác phẩm đó

3

Sao chép toàn bộ/một phần tác phẩm bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất cứ hình thức nào trừ trường hợp việc chỉ để thực hiện quyền khác hoặc sao chép tạm thời theo quy trình công nghệ, không có mục đích kinh tế độc lập, bảo sao bị tự động xoá, không có khả năng phục hồi lại…

4

Phân phối, nhập khẩu bản gốc, bản sao tác phẩm dạng hữu hình để phân phối thông qua bán… đến công chúng trừ trường hợp phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối bản gốc, bản sao tác phẩm đã được thực hiện/cho phép thực hiện việc phân phối.

5

Phát sóng thông qua truyền hình, vô tuyến, mạng internet… bao gồm cả việc truyền tải tác phẩm đến công chúng theo cách mà họ có thể tiếp cận tại địa điểm và thời gian do họ chọn

6

Cho thuê bản gốc/bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính trừ trường hợp đây không phải đối tượng chính để cho thuê.

Đặc biệt: Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền cấm tổ chức, cá nhân khác:

- Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện quyền khác, sao chép tạm thời theo quy trình công nghệ hoặc dùng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập, bản sao bị tự động xoá, không phục hồi được.

- Phân phối bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện/cho phép thực hiện phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu.

Trên đây là giải đáp về nội dung quyền tác giả theo quy định mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0938.36.1919 để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.