Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng?

Nhãn hiệu nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng biết đến và phải đáp ứng rất nhiều điều kiện để được công nhận. Do có lợi ích kinh tế cao nên nhãn hiệu nổi tiếng thường bị sử dụng trái phép.


1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Theo khoản 20 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ: Honda, Coca-cola, Microsoft...

Một số đặc điểm chính của nhãn hiệu nổi tiếng

- Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến như một nhãn hiệu tiêu biểu cho loại hàng hoá, dịch vụ của nhãn hiệu đó;

- Là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới;

- Có giá trị lớn về mặt kinh tế, nhãn hiệu nổi tiếng thường trở thành thương hiệu của công ty, doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó;

- Là đối tượng dễ bị sử dụng trái phép.


2. Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng:

“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”

Lưu ý: Để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu để chứng minh.

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

- Thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;

- Danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

...

Xem chi tiết: Tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và sự nổi tiếng của nhãn hiệu

Nhan hieu noi tieng

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 điều 6 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như các nhãn hiệu thông thường.

Có hai cơ quan được xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng đó là Toà án và Cục Sở hữu trí tuệ. Trong đó, Cục Sở hữu trí tuệ và Toà án chỉ xem xét và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể.

Cục Sở hữu trí tuệ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Yêu cầu xem xét nhãn hiệu nổi tiếng có thể diễn ra trong một số trường hợp sau:

  • Khi tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, vì thế phải xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh nhãn hiệu là nổi tiếng.

  • Khi tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.

  • Khi tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng…

4. So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

Tiêu chí

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu nổi tiếng

Khái niệm

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

(khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đáp ứng các tiêu chí sau:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

...

(Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Căn cứ xác lập bảo hộ

Được bảo hộ từ khi cấp Văn bằng bảo hộ.

Được bảo hộ tự động, không cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Văn bằng bảo hộ.

Thời gian bảo hộ

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Không xác định thời hạn.

Phạm vi bảo hộ

Được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Được bảo hộ cho cả hàng hoá, dịch vụ không trùng hoặc không tương tự.

Trên đây là giải thích về nhãn hiệu nổi tiếng là gì theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nếu có nhu cầu hỗ trợ liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919  để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam tư vấn.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Nhãn hiệu không đương nhiên được bảo hộ tại Việt Nam (trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Vì vậy để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tổ chức cá nhân phải tiến hành thủ tục đăng ký. Vậy khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần chú ý gì?