Nhà đầu tư là gì? Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà đầu tư không phải từ ngữ xa lạ trong đời sống hiện nay, nhưng nhà đầu tư là gì, được phân loại ra sao và nhà đầu tư khác gì với chủ đầu tư thì không phải ai cũng nắm được.

Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư

Kế thừa quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020 cũng không liệt kê các chủ thể được coi là nhà đầu tư như Luật Đầu tư năm 2005.

Theo đó, khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 khái quát nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh gồm các nhóm cụ thể là:

1- Nhà đầu tư trong nước;

2- Nhà đầu tư nước ngoài;

3- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó,

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông. Mà tổ chức kinh tế gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh (theo khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông (Công ty TNHH; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh) - theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.

nha dau tuNhà đầu tư là gì theo Luật Đầu tư năm 2020 (Ảnh minh họa)

Các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có 05 hình thức đầu tư như sau:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;

- Thực hiện dự án đầu tư;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới.

Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Như đã nêu ở trên, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn/tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Như vậy, có thể thấy, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn chủ đầu tư lại là tổ chức sở hữu vốn/được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Trên đây là định nghĩa nhà đầu tư là gì và một số vấn đề liên quan, nếu bạn đọc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.