Những ai được gọi là người quản lý doanh nghiệp?

Thuật ngữ CEO hay “Sếp” thường chỉ những người quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn những người này có chức danh gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?


Người quản lý doanh nghiệp là ai?

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm người quản lý doanh nghiệp như sau:

“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy, khái niệm về người quản lý doanh nghiệp không được quy định rõ mà chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, bao gồm:

Loại hình doanh nghiệp

Người quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

Chủ tịch công ty

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên

- Thành viên Hội đồng thành viên

Công ty cổ phần

- Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Thành viên Hội đồng quản trị

Công ty hợp danh

Thành viên hợp danh

Lưu ý: Người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được quy định theo điều lệ công ty như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban chuyên môn.

nguoi quan ly doanh nghiepNgười quản lý doanh nghiệp là ai? (Ảnh minh hoạ)

Vai trò của người quản lý doanh nghiệp

Như đã phân tích, người quản lý doanh nghiệp là những người mang rõ chức danh trong từng công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và trong Điều lệ công ty.

Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng chức danh cụ thể: Ví dụ: Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên (Điều 99), Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần (Điều 156)…

Người quản lý doanh nghiệp có thể được sắp xếp theo cấp bậc, những người quản lý chung và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề quan trọng được coi là những người quản lý cấp cao: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên…

Người quản lý cấp cơ sở (cấp dưới) có thể là Giám đốc hoặc các trưởng phòng/ban chuyên môn.

Tuy nhiên vai trò của người quản lý doanh nghiệp cho dù ở vị trí nào cũng gần như nhau, một số vai trò nổi bật như:

- Đại diện về mặt pháp lý cho công ty: Đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với đối tác, đại diện tham gia, giải quyết các vụ việc tranh chấp, các thủ tục hành chính…

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp

- Quyết định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty

- Thực hiện việc phân công, quản lý, kiểm tra công việc của cấp dưới quyền;

- Chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, người quản lý trong một doanh nghiệp có thể là một hoặc nhiều người. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thành viên hội đồng quản trị: Điều kiện, đặc điểm và quy trình bổ nhiệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu?

Giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu?

Giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu?

Một trong những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là về mặt pháp lý. Tuy có những chính sách cởi mở, thu hút nhưng cũng có một số quy định rất chặt chẽ. Trong đó, nhiều tổ chức, cá nhân thắc mắc tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu?