Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

Nhu cầu người nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ngày càng lớn. Nhiều người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Vậy, pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo quy định tạ Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể thấy, quy định này không nêu cụ thể cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân phải là người có quốc tịch Việt Nam hay có thể mang quốc tịch nước ngoài. Do đó, có thể hiểu Luật Doanh nghiệp 2014 không cấm hoặc hạn chế người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân của người nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định nào hướng dẫn biện pháp để đảm bảo việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của người nước ngoài khi tài sản của họ ở nước ngoài.

Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

Người nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tư nhân? (Ảnh minh họa)

Pháp luật về đầu tư quy định như thế nào?

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, có 04 hình thức đầu tư kinh tế cơ bản của nhà đầu tư bao gồm:

- Thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

- Đầu tư theo hợp đồng PPP, BCC;

- Thực hiện dự án đầu tư.

Khái niệm “tổ chức kinh tế” được quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2014; theo đó, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp thuộc trường hợp tổ chức kinh tế theo quy định trên.

Vậy, người nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

Tuy nhiên, khái niệm tổ chức kinh tế này chỉ là cách gọi chung khi nhắc đến các chủ thể tiến hành 01 trong 04 hình thức đầu tư nêu trên mà chưa thể hiện rằng doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài thành lập là một tổ chức kinh tế thuộc trường hợp đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong trường hợp này phải áp dụng khái niệm “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, cụ thể như sau: "Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Do đó, không thể tồn tại trường hợp doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài thành lập mà người thành lập lại là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó được.

Như vậy, không thể có tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với loại hình doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài làm chủ.

Bên cạnh đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, pháp luật về đầu tư chưa thừa nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, người nước ngoài chưa thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm nhưng cũng không có hướng dẫn cụ thể nào về việc người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.