Đăng ký kinh doanh ngành, nghề không có mã phải làm thế nào?

Phân loại ngành, nghề kinh doanh là để giúp nhà nước dễ quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã “đi tắt, đón đầu” kinh doanh những ngành, nghề mới nhưng lại không có mã theo hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.

Đăng ký ngành, nghề kinh doanh như thế nào?

Hiện nay, hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg (VSIC 2018), trước đó, được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg (VSIC 2007).

Mã ngành, nghề dùng để nhận diện ngành, nghề của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều mã ngành, nghề tuỳ thuộc vào số lượng ngành, nghề đăng ký. Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp cần phải biết ghi mã ngành, nghề khi kê khai hồ sơ đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể căn cứ theo Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

- Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-  Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Xem chi tiết: Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2021

nganh nghe khong co maĐăng ký ngành, nghề kinh doanh không có mã (Ảnh minh hoạ)

Đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có mã

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung ngành, nghề thì doanh nghiệp gửi phải thông báo bổ sung ngành, nghề.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng lại có trong các văn bản pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo các văn bản đó. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn không có mã ngành, nghề kinh doanh để doanh nghiệp bổ sung.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì doanh nghiệp có thể thông báo lên Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Trường hợp này doanh nghiệp có thể thêm mã ngành, nghề căn cứ trên quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, quy trình và thời gian xét duyệt ngành, nghề không được quy định cụ thể. Vì thế, thủ tục này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp sau để đăng ký những ngành nghề kinh doanh không có mã:

Theo nội dung tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, đối với mỗi nhóm ngành, nghề lớn (cấp 2, cấp 3) đều có các mã ngành nghề nhỏ (cấp 4, cấp 5) là “ngành, nghề khác chưa được phân vào đâu”.

Ví dụ:

- 1079: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu;

- 2029: Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu;

- 3099: Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu...

Đối với những ngành, nghề không có mã, không xác định được mã, doanh nghiệp có thể đăng ký mã ngành, nghề này theo các mã có nội dung: (Ngành, nghề) chưa được phân vào đâu. Lưu ý, doanh nghiệp phải chọn đúng nhóm ngành lớn của ngành, nghề như: xây dựng, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống...

Như vậy, khi kinh doanh các ngành, nghề không có mã theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp không cần phải trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung mà chỉ cần xếp vào các mã ngành, nghề chưa được phân vào đâu.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ chi tiết.

>> Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?