Công ty nước ngoài nên mở chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Công ty nước ngoài được quyền thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Và việc lựa chọn loại hình nào là vấn đề khiến không ít người quan tâm.

So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Theo khoản 6, khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, văn phòng đại diện và chi nhánh công ty nước ngoài được định nghĩa như sau:

6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

nen mo chi nhanh hay van phong dai dien
Nên mở chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam? (Ảnh minh họa)


Để so sánh chi nhánh và văn phòng đại diện công ty nước ngoài, chúng ta cùng tìm hiểu một số khía cạnh về quyền, nghĩa vụ... của chi nhánh và văn phòng đại diện:

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Quyền

- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

- Tuyển dụng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động trong giấy phép thành lập Chi nhánh cũng như quy định của Luật Thương mại 2005.

- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Các quyền khác theo quy định.

(theo Điều 19 Luật Thương mại năm 2005)

- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi, thời hạn trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

- Tuyển dụng lao động theo quy định.

- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam (chỉ được dùng vào hoạt động của Văn phòng đại diện).

- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(theo Điều 17 Luật Thương mại năm 2005)

Nghĩa vụ

- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(theo Điều 20 Luật Thương mại)

- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi Luật Thương mại 2005 cho phép.

- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật Thương mại 2005.

- Nộp thuế, phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(theo Điều 17 Luật Thương mại)

Điều kiện thành lập

- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

- Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập/đăng ký;

- Nếu Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương) của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

- Nếu nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam/thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

(theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

- Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

- Nếu Giấy đăng ký kinh doanh/giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

(theo Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

Công ty nước ngoài nên mở chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Theo đó, căn cứ vào nhu cầu, mục đích cũng như định hướng hoạt động của công ty nước ngoài để lựa chọn hình thức đơn vị phụ thuộc cho phù hợp.

Có thể thấy, 02 điểm khác biệt chính giữa chi nhánh và văn phòng đại diện: Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động sinh lời, có thể được hạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp; còn văn phòng đại diện thì không được phép làm như vậy.

  • Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh kinh doanh tăng lợi nhuận và vừa chăm sóc khách hàng, tiếp cận thị trường thì nên mở chi nhánh.

  • Ngược lại nếu doanh nghiệp đơn thuần chỉ muốn có nơi để trưng bày sản phẩm, nghiên cứu, tiếp cận thị trường, chăm sóc khách hàng... thì nên mở văn phòng đại diện.

Lưu ý: Không được thành lập nhiều hơn một chi nhánh/văn phòng đại diện có cùng tên gọi trong một tỉnh, thành phố.

Trên đây là câu trả lời cho việc nên mở chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam, nếu cần hỗ trợ thêm LuatVietnam sẵn sàng giải đáp qua tổng đài 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.