Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông?

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Theo đó, phải nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông?

Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông?

Rất khó để trả lời nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông do tùy từng thời điểm, thì số lượng quy đổi cổ phiếu và cổ phần có thể khác nhau theo sự biến đổi về giá của chúng. Tuy nhiên, có thể thấy, cổ đông dù chỉ sở hữu 01 cổ phần cũng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đồng.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể cổ đông nào có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Song, thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông trong công ty cổ phần, có thể thấy cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi đều có quyền họp Đại hội đồng cổ đông tùy từng trường hợp.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, cổ đông phổ thông có quyền:

Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết

Quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông phổ thông được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020:

Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết

Theo đó, đương nhiên, cổ đông phổ thông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Theo điểm b khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ thông trừ việc bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Tức là, cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng có quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông
Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông? (Ảnh minh họa)

Còn cổ đông ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông ngoại trừ trường hợp nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức thì cổ đông này mới có quyền dự họp.

Tương tự khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong 02 trường hợp: Cổ phần ưu đãi hoàn lại chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng; nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, có thể khẳng định, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết đương nhiên có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Còn cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông khi nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi cổ tức/cổ đông ưu đãi hoàn lại.

Ngoài ra, cổ đông ưu đãi hoàn lại cũng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp chuyển đổi cổ phần hoàn lại sang cổ phần phổ thông.

Ai có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông?

Căn cứ Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, thông thường Đại hội đồng cổ đông sẽ do Hội đồng quản trị triệu tập. Bên cạnh đó, Ban kiểm soát hoặc cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên/tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có thể triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp cụ thể.

Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm/lần và có thể họp bất thường.

1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;

c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;

d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

3. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

4. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Như vậy,

(1)- Hội đồng quản trị có thể triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường;

(2)- Ban kiểm soát có thể triệu tập họp họp Đại hội đồng cổ đông bất thường nếu Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày:

  • Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật; hoặc

  • Nhận được yêu cầu của cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên… hoặc yêu cầu của Ban kiểm soát.

(3)- Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên/tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có thể triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường khi:

  • Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo mục (2);
  • Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.

Trên đây là các quy định về vấn đề: Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được họp cổ đông? Nếu có bất kỳ vấn đề nào chưa rõ, vui lòng gọi ngay tới số 0938.36.1919 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?