Một luật sư có thể lập bao nhiêu văn phòng luật?
Một luật sư được lập bao nhiêu văn phòng luật?
Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm văn phòng luật sư và công ty luật,
Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 thì một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
Ngoài ra, trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Một luật sư được lập bao nhiêu văn phòng luật (Ảnh minh họa)
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư được quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012, cụ thể là phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định.
Ngoài ra, tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Nhưng văn phòng luật sư có thể thành lập chi nhánh trên phạm vi cả nước với số lượng chi nhánh không giới hạn.
>> Đã có Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới
Tuấn Vũ
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Infographic: 6 bước Cử nhân Luật trở thành Luật sư tại Việt Nam (08/10/2020 11:00)
- Mạo danh luật sư để hành nghề bị phạt đến 40 triệu đồng (24/08/2020 15:24)
- Đăng ký kinh doanh tư vấn pháp luật theo Luật Luật sư (17/08/2020 15:19)
- Luật sư xúi khách hàng khai sai sự thật bị phạt đến 40 triệu đồng (22/07/2020 13:47)
- Một luật sư có thể lập bao nhiêu văn phòng luật? (20/12/2019 16:00)
- Đã có Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mới (19/12/2019 11:56)
- Cán bộ, công chức có được đăng ký tập sự hành nghề Luật sư? (23/09/2019 15:58)
- LuatVietnam ra mắt chuyên mục LUẬT SƯ TƯ VẤN (10/09/2019 15:49)
- Nguyên đơn có thể phải trả phí thuê luật sư cho bị đơn (05/07/2019 08:59)
- Văn phòng luật và công ty luật khác nhau thế nào? (23/06/2019 17:37)
- Công ty hợp danh: Tại sao lại không được ưa chuộng? (16/04/2021 16:00)
- Tư cách pháp nhân là gì? Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân? (15/04/2021 16:15)
- Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con? (14/04/2021 16:00)
- Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản? (13/04/2021 16:05)
- Tranh chấp về bitcoin giải quyết như thế nào? (12/04/2021 16:00)
- Hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều ngành, nghề? (11/04/2021 08:00)
- Sử dụng ảnh quốc kỳ làm con dấu được không? (12/12/2019 16:00)
- Doanh nghiệp có được lập địa điểm kinh doanh ngoài nơi đóng trụ sở? (11/12/2019 16:00)
- Cách tra cứu nhãn hiệu: Kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hay không? (10/12/2019 16:34)
- Chủ sở hữu công ty có được rút lợi nhuận hay không? (09/12/2019 14:03)
- Vốn điều lệ bao nhiêu thì được chào bán cổ phiếu ra công chúng? (06/12/2019 16:00)