Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?

Doanh nghiệp khi thành lập sẽ được cấp mã số và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?

1. Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?

Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Mã số này được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.

Đồng thời, khoản 2 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định:

2.  Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.

Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác.

Xin thông tin thêm, trước ngày 01/7/2015 (thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực) thì mã số doanh nghiệp và mã số thuế khác nhau. Để đăng ký mã số doanh nghiệp và mã số thuế, doanh nghiệp phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ riêng biệt nộp tại 02 cơ quan khác nhau.

Tuy nhiên, đối với trường hợp này, doanh nghiệp không bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

ma-so-doanh-nghiep-co-phai-ma-so-thue-khong
Theo quy định hiện hành, mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không? (Ảnh minh họa)

2. Cấu trúc mã số doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế doanh nghiệp nên sẽ được cấp theo cấu trúc: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13 (khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC).

Trong đó:

-  02 chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.

-  07 chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

-  Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

-  03 chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

-  Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, có 02 loại mã số doanh nghiệp, mã số thuế, cụ thể:

- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho: Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân/tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho chi nhánh, văn phòng đại diện.

3. Cách tra cứu mã số doanh nghiệp nhanh chóng

Hiện nay, để tra cứu mã số doanh nghiệp/mã số thuế doanh nghiệp bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau:

- Cách 1: Tra cứu tại website của Tổng cục Thuế

+ Bước 1: Truy cập vào trang của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

+ Bước 2: Chọn Dịch vụ công

+ Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin người nộp thuế

+ Bước 4: Nhập 01 trong 03 yêu cầu: Tên tổ chức cá nhân nộp thuế/Địa chỉ trụ sở kinh doanh/Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện (Không cần phải nhập đầy đủ cả 03 thông tin).

Sau đó nhập Mã xác nhận (Dãy chữ số và ký tự bên cạnh ô Mã xác nhận)

+ Bước 5: Nhấn vào Tra cứu, chờ và nhận kết quả

+ Bước 6: Bấm vào tên doanh nghiệp để xem thông tin chi tiết

- Cách 2: Tra cứu tại website masothue.com

+ Bước 1: Truy cập vào masothue.com

+ Bước 2: Nhập tên công ty sau đó bấm tìm kiếm

+ Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, mọi thông tin mã số thuế doanh nghiệp sẽ hiển thị ngay bên dưới.

>> Gọi ngay tổng đài 0938.36.1919 để được giải thích rõ hơn về mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?