Cần lưu ý gì khi mua lại doanh nghiệp?

Mua lại doanh nghiệp, thực chất là mua lại phần vốn góp, cổ phần từ các thành viên góp vốn, cổ đông hiện hữu. Mua lại doanh nghiệp là hình thức chủ yếu trong các giao dịch mua bán sáp nhập. Vậy cần lưu ý gì khi thực hiện hoạt động này?


Bên cạnh các khía cạnh kinh tế - tài chính thì các khía cạnh pháp lý đóng vai trò quan trọng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho cả bên bán và bên mua, giúp giao dịch mua bán được kỳ vọng.

Theo kinh nghiệm của Luật sư đã tư vấn cho khách hàng trong nhiều năm qua, khi mua lại doanh nghiệp, bên mua cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Hình thức mua lại doanh nghiệp

Nếu việc mua lại doanh nghiệp có hình thức pháp lý là mua lại phần vốn góp nếu doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn và mua lại cổ phần nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần.

Liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, Điều 52 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định:

Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

[...]

Như vậy, việc chuyển nhượng phần vốn góp là chuyển nhượng có điều kiện, trong đó bên dự định bán phải chào bán cho các thành viên góp vốn hiện hữu. Nếu các thành viên góp vốn hiện hữu không mua thì bên bán mới có quyền bán cho bên thứ ba.

Do đó, trong quá trình đàm phán giao dịch mua doanh nghiệp, bên mua cần thiết lập các nghĩa vụ cho bên bán về việc đạt được thoả thuận với các thành viên.

Liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần, theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này".

Điều 120 quy định về việc hạn chế chuyển nhượng đối với cổ đông sáng lập, tức là:

Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Việc chuyển nhượng cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, khi nhận chuyển nhượng cổ phần, bên mua cần lưu ý về thời điểm thành lập của doanh nghiệp để xem bên bán có chịu các quy định về hạn chế chuyển nhượng đối với cổ đông sáng lập hay không.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành, việc chuyển nhượng cổ phần là tự do, nên các bên không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, có hiện tượng các cổ đông chuyển nhượng qua lại nhiều lần mà không có cơ quan nào theo dõi.

Trên thực tế, cá nhân tôi đã từng gặp trường hợp cá nhân dùng cổ phần của mình để chuyển nhượng cho nhiều người nhằm mục đích lừa đảo hoặc thậm chí sử dụng một số lượng cổ phần để vừa thế chấp cho ngân hàng, vừa chuyển nhượng cho bên thứ ba để huy động vốn.

Bởi vậy, khi thực hiện giao dịch mua lại, bên mua cần có các biện pháp kiểm tra, cũng như ràng buộc đối với bên bán để đảm bảo không bị thiệt hại bởi các hành vi lừa đào.

Cần lưu ý gì khi mua lại doanh nghiệp?
Cần lưu ý gì khi mua lại doanh nghiệp? (Ảnh minh họa)

2. Cổ phần là tài sản có thể thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng

Trên thực tế hiện nay, các cổ đông thường sử dụng cổ phần để thế chấp cho ngân hàng nhằm bảo lãnh nghĩa vụ hoàn trả khoản vay của doanh nghiệp. Do đó, bên mua cần có các ràng buộc với bên bán về việc minh bạch thông tin, cũng như giải pháp ngăn ngừa việc bên bán che dấu thông tin về việc thế chấp.

Trong trường hợp cổ phần đang bị thế chấp, thì các bên cần thiết lập cấu trúc giao dịch một cách hợp lý để giải toả cổ phần khỏi diện giao dịch bảo đảm, đưa tài sản về diện tự do giao dịch trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

3. Nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần để sở hữu doanh nghiệp

Cụ thể, nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần là con đường gián tiếp để đạt tới mục đích sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng, khi tiếp nhận doanh nghiệp, bên mua sẽ tiếp nhận cả các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, bao gồm quyền thu hồi các khoản nợ, cũng như nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Do đó, bên mua cần thực hiện các biện pháp thẩm tra pháp lý đối với doanh nghiệp để đảm bảo rằng, bên mua đã nhận thức và nắm rõ, đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính - kế toán của doanh nghiệp trước khi quyết định giá mua bán.

Trên thực tế, công việc này thường do các Luật sư và kiểm toán viên thực hiện. Trong những giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thì các công việc thẩm tra (Due dilligence) là thủ tục bắt buộc, có ý nghĩa then chốt trong việc đưa ra quyết định.

Giá mua bán cần được đặt trên giả định rằng, doanh nghiệp không còn khoản phải trả đáng kể nào và cũng không còn khoản phải thu đáng kể nào. Sau khi cân đối các khoản phải thu, phải trả, các bên đi tới gia mua bán một cách chính xác.

4. Thủ tục mua lại doanh nghiệp phức tạp

Giao dịch mua lại doanh nghiệp có tính phức tạp cao và cần thông qua nhiều giai đoạn, thủ tục khác nhau. Không nên chỉ dừng lại ở thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp ở cơ quan Nhà nước.

Với tính chất kinh tế - pháp lý của giao dịch mua lại, các bên nên có những bước tiếp cận thận trọng. Kinh nghiệm của tôi, là các bên nên thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Thương lượng và ký kết một Hợp đồng nguyên tắc (hợp đồng khung) hoặc biên bản ghi nhớ.

  • Bên mua cử Luật sư và kiểm toán viên vào thực hiện việc thẩm định pháp lý và tài chính của doanh nghiệp.

  • Các bên thảo luận và giải quyết các vấn đề nêu ra trong báo cáo thẩm định

  • Nếu quyết định việc mua bán, các bên đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần.

  • Thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

  • Thực hiện các thủ tục hoàn tất sau giao dịch (bố trí lại nhân sự, chức vụ quản lý, kê khai và nộp thuế …).

Trên thực tế, một giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp có tính phức tạp hơn rất nhiều, với các nội dung chi tiết mà cả bên mua và bên bán cần lưu ý. Do đó, các bên nên tìm đến sự hỗ trợ của một hãng luật có kinh nghiệm để tham vấn trước khi đưa ra các quyết định chính thức.

Trên đây là giải đáp các vấn đề liên quan đến mua lại doanh nghiệp được chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của Luật sư.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước. Sau đây là một số đề xuất mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, trong đó đáng chú ý có các quy định về chế độ báo báo hoạt động khai thác tài nguyên nước.

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm hiện đang được lấy ý kiến trên Trang Thông tin điện tử Chính phủ, trong đó xác định 06 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi. Sau đây là một số đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Công nghiệp trọng điểm.