Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam

Khu phi thuế quan không phải là thuật ngữ xa lạ trong xã hội hiện nay, nhưng không phải ai cũng hiểu khu phi thuế quan là gì. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau:

1. Khu phi thuế quan là gì?

Khu phi thuế quan (Non-tariff zones) là:

  • Khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật

  • Có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng (trừ Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quản Trị và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Lèo, tỉnh Hà Tĩnh)

  • Có cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất, nhập cảnh

(theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; khoản 1 Điều 2 Quyết định 100/2009/QĐ-TTg)

Cụ thể, khu phi thuế quan bao gồm:

  • Khu chế xuất;

  • Doanh nghiệp chế xuất;

  • Kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan là gì? (Ảnh minh họa)

2. Các hoạt động trong khu phi thuế quan

Trong khu phi thuế quan có các hoạt động gồm:

- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.

Trong đó, các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác phải tuân thủ các quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, các đối tượng được hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:

- Thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Vai trò của khu phi thuế quan

Việc thành lập khu phi thuế quan sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại. Bởi lẽ, các doanh nghiệp khu phi thuế quan được:

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Ưu đãi về thuế thu nhập đối với người lao động Việt Nam và chuyên gia nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu.

- Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

- Hàng hóa, dịch vụ sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

- Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

Khởi công xây dựng khu phi thuế quan Xuân Cầu - Hải Phòng (Ảnh minh họa)

4. Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam

Những khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay gồm:

Stt

Tỉnh

Khu phi thuế quan thuộc

1

Quảng Ninh

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Khu kinh tế Vân Đồn - Quảng Ninh

2

Lạng Sơn

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

3

Cao Bằng

Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

4

Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

5

Hà Giang

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang

6

Thanh Hóa

Khu kinh tế Nghi Sơn

7

Nghệ An

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

8

Hà Tĩnh

Khu kinh tế Vũng Áng

9

Quảng Bình

Khu kinh tế Hòn La

10

Thừa Thiên - Huế

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

11

Quảng Nam

Khu kinh tế thương mại Chu Lai

Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang

12

Quảng Ngãi

Khu kinh tế Dung Quất

13

Bình Định

Khu kinh tế Nhơn Hội

14

Khánh Hòa

Khu kinh tế Vân Phong

15

Tây Ninh

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

16

Kiên Giang

Khu phi thuế quan Phú Quốc

Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên

17

Phú Yên

Khu kinh tế Nam Phú Yên

18

Cà Mau

Khu kinh tế Năm Căn


Trên đây là giải đáp khu phi thuế quan là gì và các quy định liên quan, nếu có thắc mắc liên quan, vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.