Hiểu đúng về khu công nghiệp và khu chế xuất [Cập nhật]

Khu công nghiệp và khu chế xuất là những khu vực sản xuất kinh doanh đặc biệt. Doanh nghiệp có trụ sở tại những khu vực này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

Khu công nghiệp là gì?

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Khu công nghiệp có một số đặc điểm như:

- Không được thường trú trong khu công nghiệp nhưng các chuyên gia và người lao động được phép tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Mỗi khu công nghiệp đều có Ban quản lý khu công nghiệp

  • Ban quản lý khu công nghiệp có tư cách pháp nhân;

  • Có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy;

  • Kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp cho Ban quản lý theo kế hoạch hàng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

- Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Ví dụ: Logistics, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…

- Khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi như: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn giảm tiền thuê đất…

Căn cứ theo Điều 2, khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau bao gồm:

Loại hình

Đặc điểm

Khu chế xuất

Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất, nhập cảnh.

Khu công nghiệp hỗ trợ

Là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Có tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Khu công nghiệp chuyên ngành

Là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc 01  ngành, nghề cụ thể.

Có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này.

Khu công nghiệp sinh thái

Là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí tại Nghị định này.

Khu công nghiệp công nghệ cao

- Là khu công nghiệp thu hút:

  • Dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư;
  • Dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao;
  • Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
  • Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo

- Có tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư này.

Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 35/2022NĐ-CP, khu chế xuất là một loại hình khu công nghiệp nhưng khu chế xuất vẫn có những đặc điểm riêng biệt. Có thể phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất qua một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Khu công nghiệp

Khu chế xuất

Khái niệm

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu

Mục đích thành lập

Thu hút đầu tư đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Chủ yếu là thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài

Ranh giới địa lý

Có ranh giới địa lý xác định nhưng không rõ ràng, thường xác định bằng hệ thống hàng rào xây dựng.

Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thành phần doanh nghiệp

Gồm tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Gồm các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, gọi là doanh nghiệp chế xuất

- Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, hoặc khi xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài, miễn thuế giá trị gia tăng.

Ngành nghề sản xuất

Hầu hết các ngành, nghề với các loại hàng hoá, dịch vụ đa dạng, chủ yếu là: Vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị tiêu dùng, dịch vụ logistic…

Các ngành nghề, hàng hoá để xuất khẩu như: gạo, dệt may, giày da…


Như vậy, khu chế xuất là một loại hình khu công nghiệp với mục đích ưu đãi thu hút đầu tư. Doanh nghiệp muốn được thành lập và có trụ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất đều phải đáp ứng những điều kiện chặt chẽ.

Nếu có thắc mắc liên quan khu công nghiệp và khu chế xuất, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 19006192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.