Không treo biển công ty, lỗi tưởng nhỏ nhưng bị phạt nặng!

Các công ty khi mới thành lập thường mắc lỗi quên không treo biển hiệu công ty. Theo quy định hiện nay lỗi này sẽ bị phạt thế nào?

Treo biển hiệu công ty là bắt buộc

Theo khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp hiện nay, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu công ty, đây là nghĩa vụ bắt buộc, công ty nào không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, còn buộc phải viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định.

không treo biển công ty
Không treo biển công ty, lỗi tưởng nhỏ nhưng bị phạt nặng (Ảnh minh họa)

Không treo biển, phạt đến 15 triệu

Việc không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.

Tương tự, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng có mức phạt như trên.

Thêm vào đó, công ty vi phạm còn buộc phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo quy định.

Căn cứ: điểm c khoản 2, điểm e khoản 3 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

4 điểm lưu ý khi đặt biển hiệu công ty

Nội dung biển hiệu

Biển hiệu công ty phải có nội dung sau:

- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Địa chỉ, điện thoại.

Chữ viết trên biển hiệu

- Biển hiệu của doanh nghiệp phải bảo đảm mỹ quan;

- Biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thể hiện tên viết tắt; tên giao dịch quốc tế; tên, chữ nước ngoài thì phải ghi ở phía dưới và có kích thước nhỏ hơn tên chữ Việt Nam.

Kích thước biển hiệu

- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Điều cấm khi đặt biển hiệu

- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả;

- Không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Căn cứ: Điều 34 Luật Quảng cáo 2012

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo Nghị định 19

Các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo Nghị định 19

Các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo Nghị định 19

Nhằm thu hút và thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm, Nghị định 19/2024/NĐ-CP đã quy định các lĩnh vực được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt với nhiều ưu đãi về quy trình mới. Cùng LuatVietnam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

3 điểm mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định 20.