Không thông báo tài khoản ngân hàng, công ty bị phạt nặng

Sau khi đăng ký kinh doanh xong, doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng và thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu không thông báo tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp sẽ bị phạt bao nhiêu?

Chậm hoặc không thông báo phạt đến 5 triệu đồng

Trước đây, doanh nghiệp thông báo tài khoản ngân hàng theo mẫu 08-MST đến cơ quan thuế quản lý nhưng từ ngày 01/11/2015 (ngày Nghị định 78/2015/NĐ-CP có hiệu lực), việc này được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở.

Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày doanh nghiệp có thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt tru sở chính.

Theo đó, nếu doanh nghiệp không thông báo tài khoản ngân hàng hoặc chậm thông báo thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng sẽ bị xử phạt theo Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn từ 01 - 30 ngày: Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng;

- Thông báo quá thời hạn từ 31 - 90 ngày: Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng;

- Thông báo quá thời hạn từ 91 ngày trở lên: Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền, doanh nghiệp còn buộc phải thông báo thông tin tài khoản ngân hàng đến Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Như vậy, doanh nghiệp chậm thông báo tài khoản ngân hàng sẽ bị phạt hành chính tương ứng với số ngày chậm thông báo, mức phạt có thể lên tới 5 triệu đồng.

không thông báo tài khoản ngân hàng

Không thông báo tài khoản ngân hàng, công ty bị phạt nặng (Ảnh minh họa)

Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

- Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng;

- Giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục;

- Chứng minh thư/Căn cước công dân photo của người được ủy quyền.

Bước 2: Scan toàn bộ hồ sơ

Bước 3: Truy cập vào website: dangkyquamang.dkkd.gov.vn tạo tài khoản cá nhân

Bước 4: Chọn Quản lý thông tin => Yêu cầu Tài khoản đăng ký kinh doanh

Tài khoản được duyệt tùy theo hệ thống, chậm nhất là 1 ngày làm việc

Khi được xác nhận hoặc từ chối, hệ thống sẽ gửi email để thông báo cho bạn. Bạn cũng có thể kiểm tra trạng thái tại mục: Quản lý thông tin cá nhân => Tổng hợp yêu cầu của người dùng

Bước 5: Sau khi được xác nhận tài khoản đăng ký kinh doanh. Chọn Đăng ký doanh nghiệp

Bước 6: Chọn Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh => Tiếp theo

Bước 7: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc => Tiếp theo

Bước 8: Nhập Mã số thuế của doanh nghiệp cần thông báo, và ấn Tìm kiếm để xác nhận thông tin Doanh nghiệp của bạn => Tiếp theo => Thông báo thay đổi => Tiếp theo

Bước 9: Nhấn giữ Ctrl + click vào hồ sơ muốn chọn, sau đó ấn Chọn => Tiếp theo

Bước 10: Sau đó điền tại mục Thông tin về thuế. Lưu ý: Chỉ điền thông tin mà mình muốn khai báo, đó là thông tin tài khoản ngân hàng.

Điền rõ Tên ngân hàng, chi nhánh, và điền chính xác số Tài khoản muốn thông báo => Lưu

Bước 11: Thông tin Người liên hệ các bạn điền thông tin của người được ủy quyền

Tại phần Người ký, tìm kiếm theo email, email ở đây chính là email được xác nhận ở phần Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh, sau đó nhập chức danh.

Bước 12: Kiểm tra mail xem việc Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử đã thành công hay chưa.

Bước 13: In Giấy biên nhận - Hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử hợp lệ, ký phần người nhận kết quả

Bước 14: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên Thông báo hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng hợp lệ, doanh nghiệp mang hồ sơ giấy lên Phòng đăng ký kinh doanh nộp. Sau đó sẽ được nhận Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

>> Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.