Dự án nào không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản giấy hoặc điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Ngoài những dự án bắt buộc thì có những dự án không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư.

Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đầu tư

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.


Không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư trong một số trường hợp (Ảnh minh họa)

3 trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư

Không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư:

1 - Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

2 - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp sau đây:

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

- Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

3 - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Như vậy, nếu thuộc trường hợp trên, các nhà đầu tư không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng nghĩa với việc không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư.

Nếu nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế) thì vẫn có thể thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.

Trên đây là giải đáp về dự án nào không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư, bạn đọc gặp vướng mắc liên quan hãy liên hệ tổng đài 1900.6192 để nhanh chóng được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.