Không đăng ký địa điểm kinh doanh bị phạt tới 10 triệu đồng

Nhiều doanh nghiệp do đặc thù công việc nên phải tiến hành hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc không đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ khiến cho doanh nghiệp bị xử phạt.


Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Căn cứ Phụ lục II-8 Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.

Như vậy doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

* Những trường hợp không đăng ký địa điểm kinh doanh

Khái niệm địa điểm kinh doanh và trụ sở chính là có sự khác nhau. Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên thực tế, địa điểm kinh doanh hay trụ sở chính đều được thể hiện bằng địa chỉ (số nhà, đường...). Việc doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kinh doanh ở một địa chỉ khác có thể thuộc hai trường hợp như sau:

- Mở địa điểm kinh doanh mới mà không gửi thực hiện thủ tục thông báo, trong khi vẫn hoạt động kinh doanh ở trụ sở chính theo Giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Chuyển trụ sở chính sang địa chỉ khác mà không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi.

Khong dang ky dia diem kinh doanhKhông đăng ký địa điểm kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Mức phạt khi không đăng ký địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh mới mà không thông báo

Chuyển trụ sở kinh doanh mà không thông báo

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

(theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

- Hình thức phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 - 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

(theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).


Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

1. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.

- Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc

* Lệ phí giải quyết:

- 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

Như vậy, việc không đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt hành chính, thậm chí doanh nghiệp có thể bị nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do kinh doanh ở địa điểm không thông báo. Vì vậy, trước khi mở địa điểm kinh doanh thì doanh phải thực hiện thủ tục thông báo.

>> Năm 2021, kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt thế nào?

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi, hoàn thiện một số Luật và Nghị định. Dưới đây là thông tin chi tiết.

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW 2025, Bộ Chính trị đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 198 năm 2025 được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025, đặt ra nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Nghị quyết 68 NQ TW về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt ra nhiều giải pháp đột phá nhằm cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao vai trò doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin toàn văn và các nội dung nổi bật được nêu rõ trong nghị quyết này.